Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Những hệ thống phóng rải mìn của khối NATO


Bộ tổng tư lệnh khối quân sự NATO trong thời gian dài cho rằng, mìn chỉ là vũ khí thụ động trong tiến hành các hoạt động tác chiến. Trong giai đoạn hiện nay đã có một khái niệm khác về tiềm năng tác chiến của mìn, vị thế loại vũ khí này ngày càng tăng trong các quan điểm chiến dịch - chiến thuật trên chiến trường. Thuật ngữ “chiến tranh mìn mặt đất” được sử dụng thường xuyên hơn trong những kế hoạch tác chiến.

Các phương tiện phóng rải mìn, có trong biên chế của khối quân sự Bắc Đại Tây dương, thường được sử dụng để tổ chức các trận địa mìn chống tăng. Chúng gồm có hai loại, tự hành và rơ – mooc kéo. Đại đa số là các phương tiện phóng rải rơ mooc. Khoảng cách giữa các quả mìn có thể được điều chỉnh nên có khả năng tăng cường hoặc giảm thiểu mật độ dày đặc của mìn trên trận địa mìn. Đại đa số các loại mìn chống tăng là mìn tấn công gầm xe, một số mìn là loại tấn công bộ phận chuyển động với mục đích gây khó khăn cho đối phương khi mở hành lang xuyên qua các trận địa mìn.
Phương tiện rải mìn FFV 5821 thuộc hệ thống rải mìn mặt đất MiWS. Đây là thiết bị rơ – mooc kéo theo xe với 720 quả mìn. Khi xe ô tô chạy với tốc độ 7 km/ giờ có thể đặt được 20 quả mìn trong một phút. Thiết bị rơ mooc rải mìn được Thụy Điển sản xuất và xuất khẩu sang Liên bang Đức, sau đó là Hà Lan. 
РСЗО Lars-2. Схема topwar.ru

Người Anh sử dụng một bộ khí tài rải mìn kiểu rơ mooc, đấy là bộ khí tài tiêu chuẩn của công binh được sử dụng để rải các loại mìn chống tăng băng xích và gầm xe L9A1. Giai đoạn hiện nay loại mìn này đã được cải tiến bộ phận kích nổ, cho phép tấn công toàn bộ phần dưới bụng xe. Để kéo theo bộ khí tài rơ mooc này, quân đội Anh sử dụng xe bộ binh cơ giới FV 432 "Troudzhen" mang theo 144 quả mìn chống tăng hoặc sử dụng xe FV 602 "Stolvet" mang theo đến 500 quả mìn chống tăng. 

Xe bọc thép kéo theo bộ khí tài rải mìn chống tăng FV 432 Mk 3 "Troudzhen"
Bộ khí tài rải mìn ST-AT/V của Ý được sử dụng để đặt mìn chống tăng gầm xe và mìn chống tăng băng xích. Bộ khí tài được kéo theo xe thiết giáp với 200 quả mìn các loại. Bộ khí tài này có khả năng rải mìn với tốc độ 4 km/giờ. 

Khí tài rải mìn F1 của Pháp là bộ khí tài cơ động có bánh xe, khi đặt mìn khí tài sẽ đào một hố chôn lấp mìn mà không ảnh hưởng lớp cỏ cây mặt đất. Thiết bị thủy lực sẽ đào và nhấc một mảng đất và cỏ lên, hạ quả mìn xuống sau đó đặt miếng đất ngụy trang với cỏ lên, bánh xe lăn sẽ làm phằng mặt đất ngụy trang. Bộ khí tài F1 này sử dụng cho một loại mìn như mìn chống tăng АСРМ. Trong khoang có thể mang theo 112 quả mìn trong cassette, mỗi cassette 4 quả. Hệ thống đặt mìn hoàn toàn tự động, khi đặt mìn xe tự dừng lại. Tốc độ chôn min là 400 quả một giờ.
Ngoài những thiết bị đặt rải các trận địa mìn. NATO xác định mìn tấn công bằng phương pháp phóng rải từ xa là vũ khí chủ chốt ngăn chặn những đòn phản kích của đối phương. Hệ thống phóng rải mìn tầm xa cho phép tổ chức các trận địa mìn trong thời gian ngắn nhất trên trên chiến trường với khoảng cách chiến tuyến từ vài mét đến hàng trăm km. Trong hệ thống phóng rải mìn tầm xa tấn công có các loại mìn: chống tăng, chống xe thiết giáp và cơ giới, chống bộ binh, các trang thiết bị phóng rải, phương tiện mang. Các phương tiện phóng rải có thể là xe cơ giới, tên lửa, máy bay trực thăng, cường kích phản lực…
Các phương tiện phóng rải mặt đất là các xe cơ giới, khi cơ động có thể bắn phóng mìn trên khoảng cách từ 30 – 100 m tạo thành một dải mìn dài có chiều rộng hàng chục mét. Các quả mìn này, khi rơi xuống mặt đất sẽ chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu và phát nổ trong quá trình tương tác với mục tiêu, 
hoặc các tác động khác như di chuyển chúng và sẽ tự hủy khi hết thời gian. Các hệ thống phóng rải mặt đất đó có thể là tổ hợp GEMSS, "Volcano" của Mỹ , MiWS của Đức, Istriche của Ý, "Ranger" của Anh.
GEMS (Ground Emplaced Mine Scattering System): là bộ khí tài rơ mooc М128 hình trống có bánh xe được kéo theo xe cơ giới hoặc thiết giáp, trong trống phóng mìn có chứa 800 quả mìn chống bộ binh, chống tăng ((М74 – chống bộ binh, М75 – chống tăng) hoặc М70 và М73. Khi cơ động M128 sẽ phòng mìn trên khoảng cách từ 30-60 mét với tốc độ 4 quả mìn/ giây. Một lần phóng rải mìn có thể bao phủ một diện tích 1000х60 mét vuông. Mỗi tiểu đoàn công binh có 8 xe rải mìn.


Hệ thống MiWS (Đức) được chế tạo trên xe vận tải bánh xích M548G-A1, trên khoang vận tải của nó có lắp 6 giàn phóng. Các dàn phóng đều có thể xoay quanh trục của nó. Trong mỗi dàn phóng có 4 ống phóng mìn, mỗi ống chứa 5 quả mìn chống tăng AT-2. Mỗi lần phóng mìn rải được 600 quả mìn. Khi triển khai trận địa mìn, công binh đặt trước hướng phóng và khoảng cách phóng mìn. Một lượt rải cho một dải mìn có diện tích 1500 x 40 m. Các mìn chống tăng sẽ tự hủy tùy theo chế độ đặt giờ từ 4 đến 96 h. Hệ thống được đưa vào biên chế quân đội Liên bang Đức vào năm 1986 trong các tiểu đoàn công binh và các đại đội công binh của lữ đoàn bộ binh.


Pháo binh cũng là phương tiện mang hiệu quả để rải mìn trên diện rộng. Các loại pháo tiêu chuẩn trong biên chế được sử dụng các loại đạn có chứa cassette mìn. Khi mìn rơi xuống đất tự động chuyển trạng thái sẵn sàng tấn công các mục tiêu thiết giáp hoặc bộ binh. Hệ thống thông dụng hiện nay là RAAMS và ADAM, biên chế trong quân đội Mỹ và NATO. Hai hệ thống đều sử dụng đạn pháo chuẩn NATO 155mm, phía trong lắp các cassette mìn М70 hoặc М73, mìn rơi tạo thành vùng tản mát có diện tích khoảng 200 x 200 m hoặc lớn hơn, để tạo ra một trận địa mìn cần bắn đến từ 6 đến 96 quả đạn pháo và có thể đạt được chiều dài trận địa mìn đến 1500 m. Tầm bắn của lựu pháo M109 là 17500 m. 
Hệ thống phóng rải mìn tầm xa bằng pháo phản lực là phương tiện phóng rải có hiệu quả cao. Trong khối quân sự NATO chỉ có quân đội Đức được trang bị hệ thống này, đó là hệ thống "Lars-2" phóng tên lửa phản lực 36 nòng, sử dụng đầu đạn cassette DM-711, chứa 7 quả mìn chống tăng AT -2 hoặc 64 mìn nổ lõm chống bộ binh và xe thiết giáp М42 hoặc М77 của Mỹ. Thùng cassette sẽ mở ra tại điểm quy định trên quỹ đạo đường đạn, các quả mìn chống tăng được hạ xuống bằng dù và rơi tản mát. Khi chạm đất dù sẽ bị tách ra và mìn đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tầm bắn của tên lửa từ 6,5 km đến 25 km. 
Hệ thống phóng rải mìn rất thông dụng của quân đội Mỹ và NATO là hệ thống phóng rải mìn bằng các phương tiện bay, chú trọng sử dụng các loại máy bay trực thằng vận tải quân sự đa dụng. Việc sử dụng máy bay trực thăng và máy bay cường kích rải mìn thông thường là trên các tuyến đường hành quân của địch, ngăn chặn địch truy đuổi, bảo vệ bên sườn trận địa, hoặc tổ chức các trận địa vật cản mìn từ xa các chốt phòng thủ. Thông thường không quân sử dụng các bộ khí tài chuyên dụng lắp đặt trên các vấu treo ngoài của phương tiện bay. Đó là các thùng containers đa dụng của hệ thống Volcano của Mỹ, DATS, SY-AT của Ý, được biến chế cho Tây Ba Nha và Bồ Đào Nha. Điển hình là hệ thống VOLCANO -  hệ thống phóng rải mìn có 4 module dạng container. Các container chứa 40 cassette mìn М87 hoặc М87А1 (trong cassette М87 chứa  5 quả mìn chống tăng BLU-91/B và 1 quả mìn chống bộ binh BLU-92/B; trong cassette М87А1 chứa 6 quả mìn chống tăng BLU-91/B) và thiết bị mang. Các module này sử dụng để lắp đặt trên mọi phương tiện, từ xe vận tải có tải trọng từ 5 tấn trở lên, xe vận tải bánh xích М548 hoặc máy bay trực thăng chiến đấu đa dụng  UH-60. Air VOLCANO (máy bay UH-60 mang theo hai bên cánh 4 modules). Với tốc độ bay từ 37-220 km/giờ, độ cao 1.5- 2 m, máy bay trực thăng sẽ phóng rải mìn trên tầm xa từ 37 – 70 m, tạo thành hai dải mìn có chiều rộng 140 m. Mìn tự động kích hoạt sau 2 phút 30 giây, hoạt động theo theo chế độ cài đặt là 4 giờ, 48 giờ và 15 ngày. Tự hủy nổ sớm từ 3 giờ 12 phút, 38 giờ, và 12 ngày 14 giờ. Phương pháp này đảm bảo mìn phải tự hủy hết. 

Cùng với những phương tiện phóng rải mìn đã được trang bị, khối NATO tiếp tục phát triển các phương tiện phóng rải mìn mới, xác định hiệu quả tác chiến bằng phương pháp diễn tập thực binh và các cuộc chiến tranh can thiệp. Đại diện của các cơ quan quân sự xác định một số yêu cầu kỹ chiến thuật chủ yếu nhằm phát triển hệ thống vật cản trận địa mìn. Đơn cử như phát triển các loại mìn chống tăng có khả năng phá hủy mục tiêu trên khoảng cách 100m, chế tạo các loại mìn chống máy bay trực thăng, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp hoặc các loại mìn phá hoại các chủng loại dành cho các lực lượng đặc nhiệm. Trong tình hình mới, các giải pháp cho những yêu cầu đã nêu sẽ thực hiện trong kế hoạch 10 năm tới.
Nguồn: Tổng hợp
Trịnh Thái Bằng

2 nhận xét:

  1. Chú cho cháu hỏi Thiết bị rải mìn tiếng Nga tên là gì ạ?
    Cháu Đại Dũng TSQCB

    Trả lờiXóa