Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Giá máy khoan khí nén

Để giản sức lao động trong công tác khoan người ta sử dụng các giá máy khoan, có tác dụng giảm chấn




Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20

Máy tính, điện thoại, máy xấy, lò nướng bánh mì… những vật dụng trở nên “bình thường” của ngày hôm nay nhưng lại là những phát minh vĩ đại của thế kỷ trước.
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của việc hạy đua công nghệ, đồ điện tử, dân dụng… Thừa hưởng những phát minh của nhân loại, bạn đã bao giờ tự hỏi trước khi chưa có chúng, con người sinh hoạt như thế nào? Những vật dụng hiện tại rất “bình thường” nhưng trong một giai đoạn lịch sử, nó lại là những phát minh “vĩ đại” của loài người. Cùng điểm danh lại những phát minh của thế kỷ 20 đã thay xoay chuyển hoàn toàn cuộc sống con người nhé. 
1. Máy tính xách tay

 Máy tính xách tay Epson HX-20
Năm 1981, máy tính xách tay lần đầu tiên xuất hiện đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo Toán học và báo hiệu sự vận động vượt bậc của công nghệ. Máy tính xách tay có bốn dòng của màn hình LCD 20 ký tự, một băng cassette để lưu trữ dữ liệu và thậm chí có cả một máy in nhỏ. Mặc dù có kích thước lớn gấp nhiều lần máy tính hiện tại, nhưng Epson HX-20 vẫn là niềm tự hào của công nghệ thế kỷ XX.
2. Lò nướng bánh mì đầu tiên trên thế giới
 
 Lò nướng bánh nhỏ gọn được dùng trong nhà bếp
Đầu thế kỉ XX, lò nướng bánh mì nhỏ gọn đầu tiên xuất hiện đã làm cho phương Tây chao đảo. Không chỉ tiện ích và nhỏ gọn, lò nướng bánh mì còn báo hiệu một cuộc cách mạng công nghệ đã phủ sóng tới những ngóc ngách nhỏ nhất trong cuộc sống con người.
3. Khóa kéo
 
 Vật dụng phổ biến bậc nhất hiện nay
Trước khi phát minh ra khóa kéo, trang phục con người chủ yếu dùng chun, vật dụng  hàng ngày sử dụng dây buộc, dây cao su… Năm 1913, kéo khóa đã xuất hiện nhưng vẫn còn mới lạ, chỉ 24.000 dây kéo được bán. Mãi đến năm 1950, tạp chí Esquire công bố khóa kéo với dòng chữ “Phát minh thông minh cho trang phục của đàn ông”, lúc đó, khóa kéo mới thực sự trở thành cơn sốt. Ngày nay, Nhật Bản là quốc gia sản xuất 1 nửa khóa kéo của thế giới, trung bình mỗi năm tung ra 7,2 tỷ USD cho sản phẩm này.
4. Điện thoại nắp gập đầu tiên – Motorola StarTAC
 
 Chiếc điện thoại có kiểu dáng gần với điện thoại ngày nay
Với kiểu dáng gần với điện thoại ngày nay, chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên từ là biểu tượng của thời trang đồng thời khơi gợi cảm hứng cho việc thiết kế điện thoại sau này.
5. Máy trợ thính
 
Hàng triệu người như vỡ òa với phát minh vượt bậc này
Việc phát minh ra máy trợ thính trong năm 1956 làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người. Đây được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong y học.
6. Máy xấy tóc
 
Máy sấy tóc đầu tiên có kích thước “khổng lồ”
Máy sấy tóc đầu tiên được phát minh vào năm 1890 bởi một nhà tạo mẫu Pháp, Alexandre F. Godefrey. Nhưng mãi đến những năm 1920, máy sấy tóc cầm tay mới được phát minh và đưa ra thị trường. Tuy không có ứng dụng siêu việt, nhưng nó là “cứu cánh” cho người dân phương Tây trong mùa đông khắc nghiệt.
7. TV có màu
 Nửa thế kỷ trước, TV có màu là phát minh xa lạ với con người
Năm 1966 BBC công bố kế hoạch để bắt đầu chương trình truyền hình phát sóng có màu đầu tiên trên thế giới. Anh là nước tiên phong ở châu Âu cung cấp chương trình đặc biệt này.
8. Bật lửa
 
Con người có thể có lửa ở bất cứ đâu với phát minh này
Bật lửa Zippo đầu tiên, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Zippo / Case tại Bradford, được sản xuất vào đầu năm 1933 và được bán với giá $ 1,95
Ngoài những phát minh “tưởng như không thể” trên, thế kỷ XX còn xuất hiện rất nhiều phát minh vượt bậc khác như: Ấm nước điện trong năm 1922, lò vi sóng năm 1933, máy tách thận năm 1944, trái tim giả năm 1941, điều hòa nhịp tim năm 1958… Tất cả đi vào lịch sử như minh chứng cho trí thông minh vượt bậc của loài người.
An Nguyên (Theo Dailymail)
2013-10-09 05:56:08

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Tầu đệm khí


 Tàu đệm khí
Tàu đệm khí của Nga

Tổng quan về tàu đệm khí - Nguyên lý hoạt động 
Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được gọi là “ Tàu đệm khí – Hovercraft”. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn rời khỏi mặt nước và chỉ còn chịu sức cản của không khí. Nó có thể chở được hàng trăm người,

Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được gọi là “ Tàu đệm khí – Hovercraft”. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn rời khỏi mặt nước và chỉ còn chịu sức cản của không khí. Nó có thể chở được hàng trăm người, hàng trăm tấn vũ khí, thiết bị và chạy được với tốc độ hơn 40 hải lí/ giờ. Tàu đệm khí đã được nhà khoa học Sir Cockerell người Anh phát minh ra từ năm 1959 và được sử dụng rộng rãi trong cứu hộ, thể thao dưới nước, hải quan, du lịch, quân sự... tại nhiều nước trên thế giới.
Tàu đệm khí
Vậy “ Tàu đệm khí” là gì và nguyên lí hoạt động của nó như thế nào?
Sở dĩ gọi là “ Tàu đệm khí” vì tàu này chạy chủ yếu là trên “đệm khí”. Lớp đệm khí này được tạo ra bởi một luồng khí nén áp lực cao do các thiết bị trên tàu phát ra, nâng con tàu lên, đẩy tàu lên cách mặt đất, mặt nước một khoảng cách nhất định. Tàu di chuyển được nhờ lực đẩy của động cơ hay cánh quạt. Tàu đệm khí là một trong những giải pháp thay thế tàu đệm từ. Trong cả hai trường hợp, mục đích đệm này là để ngăn chặn phương tiện không tiếp xúc với mặt đất, mặt nước. Trong khi tàu đệm từ thực hiện việc này thông qua sử dụng từ trường, thì tàu đệm khí sử dụng đệm không khí.
Thông thường, tàu đệm khí được trang bị những chiếc quạt gió có công suất rất lớn. Khi quạt chạy, không khí nén do những chiếc quạt này sinh ra theo đường dẫn hình tròn ở bốn xung quanh đáy tàu phun xuống dưới mặt nước với áp lực rất lớn. Theo nguyên lý phản lực, thân tàu nhận được một lực theo hướng lên trên. Khi lực này đạt được độ lớn đủ sức đẩy trọng lượng thân tàu lên thì thân tàu được nâng lên khỏi mặt nước. Lúc ấy ở giữa thân tàu và mặt nước sẽ hình thành một lớp đệm không khí. Sau đó chân vịt của tàu cắm theo hướng nghiêng vào trong nước hoặc chong chóng không khí để đẩy tàu chạy lên phía trước.
Không khí nén trong đệm không khí không ngừng tan đi, vì thế, để duy trì đệm không khí cần phải tiêu hao công suất rất lớn. Hơn nữa, khi tàu di chuyển trên mặt nước còn gây ra những đợt sóng tương đối lớn đồng thời làm tung toé rất nhiều hoa sóng. Những hoạt động này đều tiêu hao không ít năng lượng. Vì vậy, tàu đệm không khí tuy có thể nâng cao tốc độ chạy, nhưng đòi hỏi phải có công suất rất lớn.
Tuy vậy, loại tàu này có một ưu điểm rất lớn là vừa chạy trên nước, vừa chạy được trên cạn. Khi chạy trên mặt đất, giữa tàu và mặt đất cũng hình thành một đệm không khí để nâng tàu lên. Do lớp đệm này dày tới mấy mét, tàu có thể chạy một cách bình yên trên các con đường gồ ghề, bùn lầy, trên thảo nguyên, sa mạc, đầm lầy hoặc trên mặt biển đóng băng mà không gặp trở ngại gì. Ngoài máy bay lên thẳng ra, đây là loại tàu có thể đi đến được nhiều nơi nhất và với tốc độ nhanh nhất. Tàu Bob windt của Mỹ chạy thử năm 1995 đạt đến vận tốc 137.4 km/h. Tàu đệm khí được phát triển từ những năm 1959 ở Anh bởi Saunder-Roe, cho mục đích dân sự vận chuyển hành khách. Tàu BHC SRN4, tàu đệm khí dân sự lớn nhất thế giới có thể chở 418 hành khách và 60 ô tô.
Trong quân sự, tàu đệm khí thường được sử dụng trong mục đích đổ bộ, vận chuyển khí tài với ưu điểm nhanh, cơ động. Tàu đệm khí đổ bộ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay thuộc về hải quân Nga. Đó là tàu đổ bộ Zubz, được trang bị cả tên lửa, pháo và súng máy.
Tàu đệm khí đổ bộ Zubr của Nga
Zubr (lớp Projekt 12322, NATO gọi là Pomornik) là tàu đệm khí đổ bộ lớn nhất thế giới, do Viện thiết kế tàu TsMKB ở St. Petersburg thiết kế.  Zubr có lượng giãn nước 550 tấn, chiều dài 57,3 m, chiều rộng 25,6 m, tốc độ 60 hải lý/h, thủy thủ đoàn 27 người.
Tàu được dùng để đổ bộ binh sĩ các đơn vị đổ bộ đường biển tiền trạm và binh khí kỹ thuật lên bờ biển, cũng như để chi viện hỏa lực cho hoạt động trên bờ của các lực lượng đó. Tàu này còn có thể huy động làm nhiệm vụ rải lôi.
Zubr có khả năng chuyên chở 3 xe tăng hạng trung hoặc 10 xe bọc thép chở quân hoặc 500 lính đổ bộ, có tốc độ di chuyển đạt trên 63 hải lý/giờ. Vũ khí của tàu bao gồm 4 hệ thống tên lửa phòng mang vác Igla-1M, 2 pháo tự động 30 mm àÊ-630, 2 bệ phóng rocket 140 mm MS-227.Zubr được đưa vào trang bị của Hải quân Liên Xô năm 1988, hiện được sử dụng trong hải quân Nga (5 tàu), Ukraine (3 tàu) và Hy Lạp (4 tàu).
Hải quân Trung Quốc 04 tàu đệm khí của loại Zubr của Ukraine với trị giá 315 triệu USD, nhằm tăng cường cho lực lượng Hải quân trên biển Đông (Hạm đội Nam Hải)
Hải quân Trung Quốc hiện đang thiếu trầm trọng các tàu đổ bộ tốc độ nhanh và hiện nay các tàu đệm khí hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc loại Jingsah II mới chỉ có khả năng chở tối đa 70. Vì vậy, Trung Quốc đã tức tốc tiến hành mua 4 tàu đệm khí loại Zubr của Ucraina
Hai chiếc tàu đệm khí lớp Zubr ( tên Mỹ gọi là Bison) đầu tiên sẽ được đóng tại một hãng đóng tàu củaUkraine tại cảng Feodosia thuộc biển Đen. Hai chiếc tiếp theo sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự giám sát của các kỹ thuật viên Ukraine. Nhờ kích thước lớn, tàu này có thể hoạt động khi biển động dễ dàng hơn so với tàu loại nhỏ.
Với vận tốc này, một tàu Zubr có thể đi từ lục địa Trung Hoa đến Đài Loan, thả xuống 500 quân rồi quay lại lục địa quốc trong ba tiếng. Mỗi ngày tàu có thể thực hiện được 4 chuyến đi và về. Như vậy có nghĩa trong một ngày bốn chiếc có thể đưa qua Đài Loan được 8.000 quân.
Ngoài ra, tàu đổ bộ Zubr có khu vực chở hàng rộng 4.300 sqft (400 mét vuông), và sức chứa nhiên liệu đến 56 tấn. Tầm hoạt động xa đến 300 dặm hay 480 cây số.
Trung Quốc hiện nhái theo kiểu tàu này để chế tạo cho mình ở những xưởng đóng tàu tại Trung Quốc. Với nhịp độ chế tạo tàu kiểu 022, trước năm 2015, Trung Quốc có thể đóng xong vài chục chiếc, đủ để di chuyển hàng ngàn quân đi khắp vùng Biển Đông.
Nguyên lý tàu đệm khí
Tàu đệm khí đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam
Gần đây, nhiều nước quan tâm đến việc nghiên cứu và chế tạo tàu đệm khí. Từ những năm 1950, 1960, các nước như Nga, Đức… đã nghiên cứu, chế tạo tàu đệm khí và trở thành đàn anh trong lĩnh vực này. Và cho tới những năm 1980, tàu đệm khí đã nổi tiếng là loại tàu quân sự hữu dụng đối với hải quân Nga. Gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị thêm nhiều tàu đệm khí cho hải quân.
Việt Nam là nước có nhiều diện tích biển thì đương nhiên không thể không quan tâm loại tàu này. Chúng ta muốn vươn ra biển lớn thì không thể đi bằng cano, tàu biển nhỏ, lẻ mà phải nghĩ tới các trang thiết bị hiện đại như tàu đệm khí.
Vừa qua, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm chiếc tàu đệm khí loại nhỏ, có 3 chỗ ngồi. Đây có thể nói là chiếc tàu đệm khí đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam. Qua chạy thử mô hình thử nghiệm trên mặt đường bộ cho thấy, tốc độ trung bình của loại tàu này đạt từ 25-30 km/giờ. Bên cạnh khả năng hoạt động đa năng các nhà khoa học cho hay năng, loại tàu này còn là “trợ thủ” đắc lực cho việc cứu hộ, cứu nạn sau bão lũ.
Tàu đệm khí có cấu tạo gồm thân tàu, quạt nâng, chong chóng đẩy, váy đệm khí, hệ thống lái... Bánh lái đặt ở phần đuôi tàu đảm nhiệm việc điều khiển tàu. Váy đệm khí được gắn chặt với phần thân tàu, giúp duy trì đệm khí dưới tàu. Chong chóng đẩy nằm ở phía xa đuôi tàu, đóng góp lực đẩy chính cho tàu.
Điểm đặc biệt của loại tàu này là khi di chuyển, thân tàu không chạm nước bởi nó tạo ra một lớp đệm khí. Với nguyên tắc hoạt động này, nó không chỉ chạy trên mặt sông, hồ, biển mà còn có thể... lướt nhẹ trên mặt đất. Loại tàu này đặc biệt hiệu quả ở vùng có mớn nước nông hoặc bị rong rêu không sử dụng được loại tàu chân vịt.
Do đặc thù tàu có cỡ nhỏ, chạy nhanh nên được quan tâm nhiều trong cả quân sự lẫn dân sự. Loại hình tàu này có thể được ứng dụng cho các loại tàu tuần tra, bảo vệ, tàu thể thao, cứu nạn, tàu thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của hải quân... Trên thực tế, tại Việt Nam, tàu đệm khí phù hợp cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực kỹ thuật tàu thủy, kỹ thuật hàng không, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động, kỹ thuật đo lường.
Bên cạnh đó, do là loại tàu đa năng, hoạt động trên một vùng rộng, lưỡng cư (thủy, bộ phối hợp), tàu đệm khí có khả năng phục vụ cứu hộ, cứu nạn sau lũ. Người ta cho rằng nếu có sự hỗ trợ của phương tiện này, tổn thất về người ở các trận lũ lụt vừa qua sẽ giảm thiểu rất nhiều. Điều này đã được chứng minh từ kinh nghiệm cứu nạn sau cơn bão Katrina tại Mỹ, trong đó tàu đệm khí được sử dụng nhiều và rất hiệu quả.
Tàu đệm khí do Trường ĐH Bách khoa TPHCM chế tạo là thế hệ tàu đệm khí đầu tiên ở Việt nam, được nghiên cứu và chế tạo bài bản, kích thích cho các dòng sản phẩm tàu nhanh, phi cơ cùng phát triển (tàu wigs, parwig, thủy phi cơ...) bằng kinh nghiệm thực hiện và tổ chức của những người thực hiện./.
Theo Vinashin