Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Bánh trôi và bánh chay

Bánh trôi và bánh chay, ngày 7 tháng 3 Hội Láng thường làm bánh trôi và bánh chay.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Làng Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

Sơ lược lịch sử làng Thụy Trà, xã Nam Trung, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Làng Thụy Trà có lịch sử phát triển khá lâu đời, căn cứ vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại công lao của Phạm Lệnh Công thì làng Thụy Trà có từ thời Ngô Vương tức là có từ trước năm 938. Làng cổ xưa ở xứ đường Hà (đường sông) gần nghè Đụn đến khoảng thế kỷ thứ XVI làng chuyển về vị trí bây giờ như vậy cho đến nay làng Thụy Trà đã hình thành được 1075 năm.
Thụy Trà là 1 trong 3 làng của xã Nam Trung, là làng có truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho nhân dân nơi đây thâm canh sản xuất.
Thụy Trà có diện tích tự nhiên là 55,3ha, có 248 hộ, 827 nhân khẩu chi bộ Đảng có 42 đảng viên, có 9 dòng họ gồm họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Phúc, họ Trần Văn, họ Vũ Đình, họ Quách, họ Phạm, họ Linh, người dân nơi đây qua bao thế hệ đều sống đoàn kết, chân tình, thân ái và phát triển.
Làng đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau như Trà Hương, Thụy Hà, Thụy Trà Thượng, Thuỷ Trà. Từ năm 1945 đến nay gọi là Thụy Trà với lịch sử phát triển lâu đời, cùng với việc phát triển đất đai, phát triển kinh tế, người dân nơi đây còn xây dựng nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân trong làng, đồng thời cùng để giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá và biết ơn đến các bậc tiền bối những người đã có công với nước với dân. Một trong những công trình đó được lưu lại đến nay là Đình Thụy Trà – ngôi đình được xây dựng để thờ 2 vị thành hoàng làng là Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) và Phạm Hoà (Phạm Hoà Công)­ .
Theo lịch sử Thần tích, thần sắc hiện được giữ tại viện thông tin khoa học – xã hội, đều Bạch Mã và các bản sắc phong được lưu giữ tại Đình Làng, trải qua đã nhiều thế hệ người dân Thụy Trà vẫn lưu truyền công đức của 2 vị Thần Hoàng Làng trong đó có Phạm Chiêm (tức là Phạm Lệnh Công), ông sinh ngày 16/8/năm Kỷ mùi (899) và mất ngày 05/3/năm Nhâm tuất (962), con ông Phạm Thì(tức là Phạm Trí Dũng), Phạm Thì giữ chức Hồng Châu Tướng Quân. Ngô Quyền làm tướng và đóng quân ở Làng Trà Hương và chọn nơi đây là nơi luyện tập cho binh lính. Ngô quyền trông thấy Phạm Lệnh Công là người có tài, có sức khoẻ, văn học tinh thông nhận làm anh em kết nghĩa, khi Ngô Quyền lên ngôi khởi binh có cử Phạm Lệnh Công ra dẹp Thành Đại La, dẹp Kiền Công Tiễn và chặn đánh quân Nam Hán làm lên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938. Ngô Quyền xưng vương phong quan võ cho Phạm Lệnh Công và cấp đất cho ông ở Trà Hương. Ngô Quyền thấy Phạm Lệnh Công là người tin cậy nhất đã viết 1 tờ di chỉ để lại cho con dặn dò. Trong đó có đề cập đến những diễn biến khó lường thì trông cậy vào Phạm Lệnh Công để duy trì Triều đại nhà Ngô.
Sau khi Ngô Quyền mất Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô và hống hách, Phạm Lệnh Công từ quan về quê. Sau Ngô Xương Ngập chạy về nhà Phạm Lệnh Công nhờ che chở. Phạm Lệnh Công đã đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn Chí Linh đào hầm ẩn láu. Ba lần Dương tam Kha sai Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc về đuổi bắt nhưng đều không làm gì được. Căn cứ vào đây chứng tỏ Phạm Lệnh Công là người có tài mưu lược. Ngô Xương Văn dành lại được ngôi vua, cho người về làng Trà Hương đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng cai quản đất nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương đặt tên cho làng Thụy Hà. Phạm Lệnh Công có công lập lên nhà Hậu Ngô Vương.
Sau khi Phạm Lệnh Công qua đời, để tỏ lòng thành kính nhà Vua cho lập đền thờ ông và các đời vua sau đề phong sắc cho ông.
Hàng năm theo phong tục cổ truyền để giáo dục truyền thống, niềm tự hào cho các thế hệ, người dân trong làng cứ vào ngày 11, 12 tháng giêng nhân dân trong làng lại tưng bừng tổ chức Lễ hội, để tỏ lòng thành kính tri ân các lễ vật được nhân dân dâng lên Đức Thánh là Bánh Chay, Bánh Trưng, Bánh Ít, bắng dày. Trong Lễ hộ có tổ chức rước sắc, tế lễ, các trò chơi dân gian như cờ tướng, gà chọi, cầu thuôn….. Tín ngưỡng dân giao khác mang đậm tính chất đồng bắc bắc bộ như tục khao lão, tục cúng cơm mới, xôi mới đầu mùa.
Sự phát triển kinh tế
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nông thôn mới, những năm qua nhân dân Thụy Trà đã có nhiều cố gắng, lỗ lực đoàn kết nhất trí cùng nhau phấn đấu đi lên, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong đó về phát triển kinh tế cùng với việc duy trì thâm canh cây lúa nước, cây hành vụ đông với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cho năng suất thu nhập cao. Nhiều hộ gia đình còn tích cực mở rộng ngành nghề sấy nông sản, kinh doanh dịch vụ, có 05 công ty doanh nghiệp được thành lập tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân thu nhập đầu người đến nay là 17 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng như nhà văn hoá, đường giao thông, hệ thống nước sạch, hệ thống điện chiếu sáng…. được người dân tự nguyện đóng góp kinh phí và con em Thụy Trà sinh sống học tập công tác xa quê hương ủng hộ để xây dựng. Về lĩnh vực văn hoá thôn đã được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá từ năm 2006 đến nay, hàng năm có trên 90% số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và đẩy mạnh, thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội ngày càng có hiệu quả.

Di tích lịch sử Đình Thụy Trà
Theo các bản sắc phong thì Đình Thụy Trà được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII năm chính hoà tứ liên (1684) trên diện tích khoảng 8 sào bắc bộ. Đình quay hướng Nam, trước mặt Đình có cừ nước chảy qua, xa là đống con cá nằm giữa bãi. Để làm đình làng cần khoảng 200m2 gỗ trong đó toàn là gỗ Lim và gỗ vàng tâm. Cột đình có đường kính 65cm đến 70cm. Đình có 05 gian chiều rộng mỗi gian 4m, chiều dài 10m, phần chuôi về rộng 4m, dài 6m. Xung quanh bên trái có cây quéo rất to phải 4 đến 5 người ôm mới choáng hết, bên phải có cây đa phải 3 người ôm mới choáng hết, phía tây Đình có bia tiên hiền, bên trong có bia làm đình. Bia tiên hiền dựng năm Tự Đức thập nhất niên (năm thứ 17 đời Vua Tự Đức 1864) trên đó ghi những người đỗ đạt trong các khoa thi giai đoạn đó.
Đến năm 1958-1962 do yêu cầu Đình bị Hạ giải để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm xá, cầu cống….
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986) đất nước đổi mới, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá 8 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhu cầu sinh hoạt tự do tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người dân ngày càng cao cũng là để khôi phục và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha. Người dân trong Làng đã tích cực tuyên truyền vận động tôn tạo, khôi phục lại di tích lần thứ nhất là vào năm 1990 động thổ ngày 01/4 năm Canh ngọ và khánh thành ngày 01/6/năm Canh ngọ 1990, gồm 02 gian hậu cung. Lần thứ hai vào năm 1996 khởi công ngày 01/11 và khánh thành ngày 01 tháng chạp năm Bính Tý, thêm 3 gian đại bái. Tổng số tiền vận động quyên góp người dân trong làng qua 2 lần khôi phục tôn tạo di tích lên tới trên 100 triệu đồng và nhiều hiện vật quý. Những cá nhân tiêu biểu trong việc tham gia tu bổ tôn tạo di tích 2 lần là các cụ Phạm Thị Đĩa, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Sớm, Trần Văn Chén, Nguyễn Văn Đằng, Nguyễn Đại Đãm, Nguyễn Thị Thỏ, Trần Thị Cửa, Nguyễn Thị Họ, Trần Văn Lê, Vũ Đình Huấn, Trần Văn Mưu, Trần Văn Tam, Nguyễn Văn Tích, Trần Văn Tái, Trần Văn Nghĩa, Vũ Đình Tường, Nguyễn Văn Lừng, Quách Hồng Thanh, Nguyễn Văn Tu, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Bích và nhiều cá nhân tiêu biểu khác.
Hiện nay Đình Thụy Trà có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 03 gian đại bái và 02 gian hậu cung, trong Đình còn lưu giữ một số đồ vật cổ gồm 01 bộ tam sự bằng đồng, 03 nhang sứ, 02 bát hương bằng đá và gốm sứ, 02 sắc phong, 01 hòm đựng sắc phong, 01 ngai thờ, 01 giá kiếm (01 kiếm gỗ cổ), 01 bảng đọc chúc, 01 bàn đọc vuông thời Nguyễn. Các cổ vật này không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, văn bản, niên đại, lịch sử mà còn có giá trị về khoa học và văn hoá tinh thần.
Bên cạnh những niềm tự hào về những giá trị lịch sử, văn hoá của di tích, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, truyền thống hiếu học, trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Thụy Trà đã sớm giác ngộ cách mạng, sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công chi bộ Đảng được thành lập tiếp đó là chính quyền nhân dân được hình thành, thôn Thụy Trà là cơ sở cách mạng, nơi che dấu nuôi dưỡng chở che nhiều cán bộ, bộ đội dân quân du kích hoạt động cách mạng.
Tổng kết 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc
Trong làng có 18 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, 02 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 23 đồng chí là thương, bệnh binh và có gần 100 người được Đảng và nhà nước tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến các loại.
Công tác khuyến học
Các gia đình, dòng họ quan tâm, không có học sinh bỏ học đặc biệt thôn có truyền thống hiếu học, nhiều người có học vị cao, có 5 tiến sỹ, 1 Phó Giáo sư, 18 bác sỹ, kỹ sư, nhiều thạc sĩ và trên 100 người có trình độ Đại học, nhiều con em Thụy Trà đang tham gia công tác và giữ các cương vị trọng trách cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân sự, Công an. Trong lĩnh vực an ninh trật tự, người dân Thụy Trà luôn chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm liền không có trường hợp vi phạm pháp luật, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, liên tục được công nhận là Làng an toàn.
Căn cứ vào những tiêu trí xếp hạng và giá trị về mặt lịch sử của di tích, Đình Thụy Trà đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, đây là niềm tự hào của mỗi người dân Thụy Trà nói riêng và người dân xã Nam Trung nói chung. Để tưởng nhớ tới công lao to lớn của các bậc tiền bối là 2 vị Thần Hoàng Làng là Phạm Chiêm và Phạm Hoà đã có công với dân, với nước, ghi nhận những cố gắng của người dân Thụy Trà ngày nay đã tích cực thu bổ, tôn tạo, khôi phục lại di tích lịch sử. Mặc dù các công trình trong di tích còn có kết cấu đơn giản nhưng là tiền đề để người dân nơi đây tiếp tục vận động để tiếp tục tu bổ, cải tạo để công trình ngang tầm với truyền thống lịch sử văn hoá, thực sự là nơi giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, truyền thống yêu nước cho các thế hệ con cháu sau này tiếp tục phát huy giá trị lịch sử văn hoá của di tích,  góp phần “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp văn minh.

*************************************  photo IMG_4440_1.jpg
Bằng xếp hạng di tích lịch sử

 photo PhucPicture024_1.jpg
Trần Quang Phục nhận Phó giáo sư

 photo 2-Phat-bieu.jpg
Phát biểu trong lễ nhận bằng

 photo 72.jpg

Ban hương lão thôn và Hội đồng họ Phạm quốc gia chụp ảnh lưu niệm

 photo OngKinh.jpg

 photo BaThao.jpg
Bà Hồi

 photo IMG_2614_1.jpg ông Thỉnh photo IMG_2555_1.jpg  photo TT1.jpg  photo 1.jpg  photo Bach1.jpg  photo Thuoc.jpg  photo ongTieu.jpg  photo Bachinh.jpg  photo IMG_2327_2.jpg  photo IMG_2348_2.jpg  photo IMG_2590_bacChien.jpg  photo IMG_4037_1.jpg  photo IMG_4036_1.jpg