Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

NỒI BÁNH CHƯNG CHIA SẺ YÊU THƯƠNG Ở TỔ DÂN PHỐ 21 PHƯỜNG LÁNG HẠ

Nồi bánh chưng chia sẻ yêu thương là một sinh hoạt cộng đồng, một hoạt động tập thể của cư dân Tổ 21 phường Láng Hạ. Hoạt động này xoay quanh việc phản ánh đặc điểm văn hóa, giao lưu và giáo dục, đồng thời, sự kiện được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, ngày theo phong tục là ông Táo về trầu trời tại một làng cổ ven đô xưa. Đây là hoạt động chia sẻ yêu thương.

Sự kiện này đã được duy trì được 4 năm từ năm 2021 ví dụ Tết năm 2024 vào đầu tháng Chạp một số cư dân trong tổ đã gửi tiền đến Tổ trưởng tổ dân phố  và nhờ tổ chức nồi bánh chưng chia sẻ yêu thương trong địa bàn. Trước ngày gói bánh không khí chuẩn bị đã náo nhiệt cư dân trong tổ có quê ở Sơn La xin được chuẩn bị gạo nếp tan từ Sơn La mang về. Người có quê ở Hà Nam xin được đặt lá dong đẹp từ Nam Hà mang về. Người quen chỗ gạo, đậu ngon xin được chuẩn bị. Đến ngày gói ngoài cán bộ cơ sở bà con tham gia rất đông đủ mọi tầng lớp, già có, trẻ có. Không cần phân công, người thì ngâm gạo, người thì đãi đỗ, người thì rửa lá dong… mọi người làm trong vui vẻ, trong lúc làm có người pha trò, thỉnh thoảng lại có tiếng cười vang làm cho không khí sự kiện thực sự là ngày hội ở địa bàn.

Gói bánh, ai biết gói thì gói, người biết gói hướng dẫn người chưa biết gói bánh. Ví dụ ông Lê Đình Cương, Chi hội trưởng Chi hội CCB 16 tâm sự năm nay 77 tuổi chưa lần nào có cơ hội gói bánh chưng. Ông Nguyễn Đại Điền hướng dẫn ông Cương cách xếp lá vào khuôn bánh, cách cho gạo, thịt đậu, cách buộc nạt. Một hai chiếc đầu chưa được đẹp, nhưng từ chiếc thứ ba trở đi đã đẹp rồi. Chẳng mấy chốc ông đã gói được hơn chục cái, đều tăm tắp cái nào cũng giống cái nào. Kết thúc buổi gói ông thấy vui trong lòng ngoài việc đóng góp công cho chia sẻ yêu thương. Đặc biệt vui nhất là ông đã gói được bánh chưng đẹp. Trong sự kiện không chỉ ông Cương và rất nhiều người đã gói được bánh chưng như ông Triệu và anh Toàn.

Khi nấu mọi người quây quần bên bếp lửa ôn lại nét quê xưa như nướng khoai, nướng ngô. Kể chuyện cho nhau nghe về con người và vùng đất Láng cổ ven đô. Kể về lễ hội chùa Láng, đền Vườn, Pháo Đài Láng, Đền Vô Vi, chùa Cảm Ứng và đình Ứng Thiên… trên sân khấu Nhà sinh hoạt cộng đồng thì Đội văn nghệ hát cho nhau nghe về những bài hát cả ngợi Đảng, ca ngợi Bác và những bài về tình yêu quê hương đất nước. Những bài hát giai điệu dân ca như bài “Tình bằng có cái trống cơm”, Mùa xuân làng lúa làng hoa, Mùa xuân đầu tiên…

Tổng cộng gói và chuẩn bị được 181 cái bánh, tặng và biếu cho 117 gia đình, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cháu khuyết tật và người già cô đơn. Một số gia gia đình có hoàn cảnh đặc bệt khó khăn ngoài 1 cặp bánh chưng còn tặng 1 triệu, 1,2 triệu và 1,5 triệu tiền mặt. Công chuẩn bị và củi lửa cư dân từ thiện. Có 42 người tài trợ người ít 200 nghìn, người nhiều 1 triệu. Một số người ủng hộ hiện vật là 10 kg gạo,  50 lá dong, nạn buộc và củi đun. Cả cộng đồng đều hoan hỷ.


 Tham gia vào sự kiện sinh hoạt cộng đồng này mang lại cho mọi người, không chỉ là cơ hội bổ ích mà còn là hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa. Mục đích nhân văn của những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết xóm làng mà còn hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Trong thời đại công nghệ, khi sự cô lập ngày càng gia tăng, sinh hoạt cộng đồng trở thành cơ hội để nhắc nhở về tinh thần tương thân tương ái, nhấn mạnh lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất mang đến những nét đẹp riêng, giúp truyền thống quê hương trở nên sống động trong tâm hồn thế hệ trẻ, khơi nguồn động lực và ý thức trách nhiệm công dân.

Ngoài ra, tham gia sinh hoạt cộng đồng còn là cơ hội cho thế hệ trẻ rèn luyện kỹ năng mềm, mà sách vở hay nhà trường không thể cung cấp đầy đủ. Những bài học mới lạ và quý báu đợi chờ trong các hoạt động thực tế, giúp thanh thiếu niên phát triển sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết thay vì bị cuốn vào thế giới ảo trên Internet.

Khuyến khích người dân trong cộng đồng tham gia sự kiện không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn là cách để phổ biến những nét văn hóa phong phú, đa dạng của quê hương nơi chúng ta đang sinh sống. Thế hệ trẻ với sức khỏe và tâm hồn tràn đầy hoài bão, có thể trở thành đại diện lan tỏa vẻ đẹp và giá trị của quê hương. Đồng thời, hoạt động tập thể cũng là cơ hội để cộng đồng ghi nhận đóng góp của người trẻ. Trong thời đại hòa bình và phồn thịnh, không có nghĩa là thế hệ trẻ không phải đối mặt với áp lực. Việc ghi nhận sự cố gắng trong sinh hoạt cộng đồng là cách để tạo cầu nối giữa các thế hệ, xóa bỏ hiểu lầm và làm mờ đi khoảng cách giữa các thế hệ.

Tuy nhiên, hiện nay, một số người có quan niệm sai lệch về sinh hoạt cộng đồng. Một số người chỉ coi trọng học tập trong nhà trường mà quên mất về việc phát triển kỹ năng sống. Hoặc có người ích kỷ, chỉ tập trung vào cá nhân mình mà lãnh đạm với tập thể. Điều này làm báo động về tình trạng hiện tại.

Nồi bánh chưng chia sẻ yêu thương phát triển ý thức cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái được nở rộ trong nhân dân và đặc biệt ý nghĩa đối với thế hệ trẻ trong Tổ dân phố  không chỉ góp phần làm cho đất nước mạnh mẽ và văn minh hơn mà còn là cách để thúc đẩy sức mạnh nội tại của địa phương, biến cư dân thành những công dân ưu tú trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay.