Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

GỐM, SỨ CỔ CHU ĐẬU

KHU VỰC SẢN XUẤT GỐM, SỨ CỔ CHU ĐẬU


1. Tên di tích: Khu vực sản xuất gốm, sứ cổ Chu Đậu.
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: KC
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quy định số 97 - QĐ ngày 21 tháng 01 năm 1992.
5. Địa chỉ: thôn Chu Đậu- xã Thái Tân- Nam Sách- Hải Dương
6. Thông tin về di tích.
       Khu di tích Chu Đậu được phát hiện vào năm 1983 tại thôn Chu Đậu- xã Thái Tân- Nam Sách- Hải Dương đã khai quật nghiên cứu 5 lần từ 1986-1991.
    - Ở khu di tích rộng tới 4 vạn m2 có các loại dụng cụ sản xuất đồ gốm như con kê, bao nung, bàn xoay, bàn in hoa văn cùng với vô số phế phẩm và các mảnh vỡ, đây là một trung tâm sản xuất gốm lớn ở nước ta vào thế kỉ XV-XVI.
    - Đồ gốm Chu Đậu tiếp tục truyền thống men ngọc, men nâu thời Lý Trần thế kỉ XII- XIV.
    - Việc phát hiện di tích gốm Chu Đậu làm sáng tỏ xuất sứ nhiều gốm cổ nước ta, trong đó có sưu tập gốm cổ có tên nghệ nhân Đặng Huyền Thông quê ở Chu Đậu.







7. Hoạt động chăm sóc di tích:
Tổ chức cho GV và HS thường xuyên lao động dọn vệ sinh và chăm sóc cây tại khu di tích.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thi tìm hiểu lịch sử di tích.
Tổ chức thắp hương và tham gia các hoạt động kỷ niệm hàng năm do địa phương tổ chức tại khu di tích

Một số hoạt động chăm sóc di tích:


8. Thông tin về trường:
    a. Họ và tên hiệu trưởng: Bùi Kim Thanh
        Điện thoại: 03203754847. Di động 0904402725
        Địa chỉ email:   Kimthanh229@yahoo.com.vn
    b. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trần Quang Ngọc
        Điện thoại: 03206563570. Di động 0987129372
        Địa chỉ email: ngoct145@hotmail.com
    c. Địa chỉ trường: Trường THCS Thái Tân- xã Thái Tân- Nam Sách- Hải Dương

ĐỀN MẠC ĐĨNH CHI Nam Tân – Nam Sách – Hải Dương

ĐỀN MẠC ĐĨNH CHI

1.Tên di tích: Đền Mạc Đĩnh Chi
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: 
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2233 - QĐ/BT ngày 26 tháng 6 năm 1995
5. Địa chỉ: Nam Tân – Nam Sách – Hải Dương
6. Thông tin về di tích
    Tiểu sử Mạc Đĩnh Chi(1272-1346)

    Ông người làng lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau dời đến làng Lũng Động, huyện Chí Linh cũng trong châu đó, nay là Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng. Thuộc dòng họ mạc Hiển Tích, trạng nguyên đời Lý. Theo gia phả: vợ ông là Kỳ Thị Mông, sinh hạ 3 con trai (2 người vô hậu). Là viễn tổ của Mạc Đăng Dung.
    Năm 1304, ông thi đậu Trạng nguyên, được bổ chức Nội thư gia. Năm 1308, đi sứ nhà Nguyên. Dưới thời Trần Hiến Tông (1329-1341) được thăng chức Nhập nội hành khiển, Tả lư lang trung, rồi lại thăng Thượng thư tả bộc xạ kiêm Trung thư coi việc quân dân, tước Đại liêu ban. Sau khi về trí sĩ, ông mở trường dạy học, nhân dân đời sau vẫn quen gọi là “Trạng nguyên cổ đường” (ngôi nhà cổ của ôngTrạng ).
     Mạc Đĩnh Chi là người sống thanh liêm và ngay thẳng. Nhà nghèo nhưng không ham tiền tài, được tiền ở trước nhà liền đem vào nộp triều đình. Khí tiết cứng cỏi  của Mạc Đĩnh Chi còn được ghi lại trong nhiều giai thoại về chuyến đi sứ phương Bắc của ông, về tài ứng đối và biện luận làm tăng thêm quốc thẻ và làm cho quan lại Trung Quốc nể sợ. Theo một vài tài liệu như Đại Nam kỳ nhân liệt truyện, ông mất năm Bính Dần (1346).
    Mạc Đĩnh Chi còn để lại một bài Ngọc tình liên phú (Phú sen giếng ngọc), 4 bài thơ chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Ngoài ra, theo Đại Việt sử ký  toàn thư, ông còn là tác giả bài Phiến minh ( bài minh về cái quạt) rất được người phương Bắn tán thưởng. Mạc Đĩnh Chi thường thổ lộ khi sống không quỵ luỵ. Bài Quá Bành Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư nói lên mối cảm phục đối với nhân cách cứng cỏi “ không vì đấu gạo mà chịu gẫy lưng” của Đào Tiềm, nhưng đồng thời cũng gợi cho người khác hiểu về lý tưởng sống của mình. Lý tưởng sống đó hoàn toàn không mâu thuẫn với tấm lòng hăng hái nhập cuộc của Mạc Đĩnh Chi mà một bài thơ khác “Tảo hành” (đi sớm) thể hiện rất rõ. Tuy chỉ là một cuộc khởi hành bằng thuyền vào lúc trời còn mờ tối, tác giả cho thấy ông là con người có thừa tráng khí, biết dứt khoát  với những mộng mị không tưởng và dám xông vào giữa biển lớn để “ phá sóng tạnh” và “mở mây mù”. Những bài thơ tả cảnh của ông, dù là cảnh buổi sáng (Hỷ tình) hay cảnh buổi chiều hôm (Văn cảnh) và dù ông viết vào lúc lòng còn nặng ưu tư, vẫn không hề là cảnh nhuốm buồn. Cái đẹp của trời đất quyện với cái khoáng đ•ng huy hoàng của non sông, đó chính là niềm lạc quan trong ngòi bút thi nhân. Nhận thức được mặt tích cực của thời đại, đất nước mình, mở tâm hồn ra để gắn bó và làm nòng cốt tư tưởng của tác phẩm. Đó là đặc điểm phong cách trữ tình của thơ phú Mạc Đĩnh Chi. ông là nhà văn Việt Nam, là danh nhân của đất nước.
Niên biểu về Mạc Đĩnh Chi
Nhâm Thân 1272: Mạc Đĩnh Chi sinh
Giáp Thìn 1304: Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nghuyên. Giữ chức Thái học sinh hoả dũng thủ sung Nội thư gia.
Mậu Thân 1308: Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang nhà Nguyên. Đối đáp giỏi, được nhà Nguyên phục, vua Nguyên phong Lưỡng quốc trạng nguyên. Tiếp sứ Cao Ly. Thăm nhà cũ của Đào Tiềm. Làm một số bài thơ: Phiến minh, Tảo hành, Văn cảnh, Văn tế công chúa…
Quý Sửu 1313: Mạc Đĩnh Chi giữ chức Tả bộc xạ tức Thượng thư. Trông coi việc xây dựng lại đại quy mô chùa Dâu ở Thuận Thành.
Quý Hợi 1323: Vua Trần Minh Tôn cho người để 10 quan tiền trước nhà Trạng. Mạc Đĩnh chi đem vào triều nộp và tâu lên vua, được vua khen là liêm khiết.
Canh Ngọ 1330: Mạc Đĩnh Chi làm Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung thăng Tả ty lang trung.
Nhâm Ngọ 1342: Mạc Đĩnh Chi về trí sỹ, Trương Hán Siêu thay giữ chức. Mạc Đĩnh Chi mở trường dạy học. Làm bài Phú dạy con.
Bính Tuất 1346: Mạc Đĩnh Chi tạ thế.
    Khi ông mất để tưởng nhớ tới một danh nhân văn hóa của dân tộc, một Lưỡng quốc Trạng nguyên, nhân dân đ• lập đền thờ ông tại địa phương. Do thời gian, do chiến tranh nên đền thờ của ông chưa được tôn tạo thường xuyên. Đến năm 1992 được Đảng nhà nước quan tâm và tôn tạo, đến năm 1995 được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và đến tháng 12 năm 2009 được khởi công xây dựng lại với tổng diện tích là: 22.032m2 gồm năm gian nhà tiền tế, ba gian trung từ, ba gian hậu cung, nhà tả vu, lầu thiên hương, nhà bia, nhà tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.
    Ngoài ra, còn có các khu nhà khách, khuôn viên, tường rào, hệ thống sân vườn… Tổng kinh phí trùng tu, nâng cấp đền thờ Mạc Đĩnh Chi hơn 43 tỷ đồng, do nhiều đơn vị, cá nhân công đức.
    Đền thờ Mạc Đĩnh Chi không chỉ là công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử và văn hóa tâm linh mà còn là nơi giáo dục truyền thống hiếu học cho các thế hệ mai sau.
7. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
   Trường THCS Mạc Thị Bưởi, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương đã nhận chăm sóc khu di tích lịch sử trên 
Trồng cây lưu niệm
    Hàng năm các cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhà trường đến thắp hương tưởng niệm và công đức để tu tạo đền.
Tham gia dọn vệ sinh và chăm sóc cây trồng.



8. Thông tin về nhà trường:
a. Họ và tên hiệu trưởng: Trần Thị Ngân
    Điện thoại: 03203794285        Di động: 0986020162
    Địa chỉ email: C2.macthibuoi@gmail.com.vn
b.Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Nguyễn Thị Thập
    Điện thoại: 03203794285        Di động: 0975805125
    Địa chỉ email: vuthap78@gmail.com.vn
c. Địa chỉ trường: THCS Mạc Thị Bưởi – Nam Tân – Nam Sách – Hải Dương

Chùa Trăm Gian (chùa An ninh) xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

CHÙA TRĂM GIAN

1. Tên di tích: Chùa Trăm Gian (chùa An ninh)
2. Loại công trình: Chùa
3. Loại di tích: Kiến trúc
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 168-VH/QĐ ngày 02/3/1990
5. Địa chỉ: xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
Chùa Trăm gian còn có tên là chùa An Ninh, chùa Vĩnh Khánh thuộc xã An Bình, huyện Nam Sách (Hải Dương). Theo hệ thống bia ký, chùa Trăm gian có quy mô khá lớn và độc đáo vào bậc nhất ngày từ đầu thế kỷ XVII.
Chùa Trăm gian  được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII đến năm Chính Hoà (1691) đời vua Lê Hy Tông sửa thượng điện , năm Vĩnh Thịnh thứ 1 (1705) đời vua Lê Dụ Tông vua tiếp tức sửa thượng điện, các năm 1740, 1809 tư sửa và tôn tạo khá nhiều công trình trong chùa. Thế kỷ XIX, XX chùa Trăm gian được trùng tu lớn. Đường vào chùa qua một cầu gỗ xây dựng theo kiểu "thượng gia hạ kiều" vào năm Cảnh Hưng thứ 1 (1740). Năm 1795, "thượng gia hạ kiều" bị giải hạ và thay vào đó là một cầu đá 9 nhịp. Đến khoảng năm 1938-1939, cầu đá bị sông ngòi vùi lấp . Đến nay cầu chỉ còn 3 hàng cột nhô lên mặt nước.
Các công trình chính của chùa hiện nay nằm tập trung trong một quần thể kiến trúc gần như khép kín. Từ phía đông, mở đầu là công trình gác chuông, có quy mô lớn và độc đáo. Trên gác chuông ở gian trung tâm treo quả chông đồng đúc vào năm Thành Thái thứ 2 (1890), đây là quả chuông hiếm có của tỉnh Hải Dương. Gác chuông gồm 5 gian, trong đó 3 gian giữa có kiến trúc chồng diêm, cổ các. Hai đầu hồi kiến trúc theo kiểu bít đốc tạo dáng quai chảo, trên bờ nóc có phù điêu rồng ngoảnh mặt nhìn mặt nguyệt của mái trên, được đắp bằng vôi, giấy, gắn sành sứ Bộ mái của phần chồng diêm là hai vì kèo, cột đặt trên xà thượng của công trình phía dưới. Phía trên mái chồng diêm có 4 đầu đao với phù điêu rồng chầu, phượng mớm, các con chối, con số lạc long được đắp bằng vôi và giấy bản. Hệ thống bờ nóc, bờ chầy mềm mại, cải hoa chanh. Công trình bằng gỗ lim, lợp ngói mũi cổ, tường xây gạch Bát Tràng và gạch chỉ chắc chắn . Diện tích gác chuông 128m² (16m x 8m). Phía sau gác chuông, qua một sân nhỏ là chùa chính. Chùa có kiến trúc kieu chữ đinh, được xây dựng vào năm Chính Hoà thứ 12 (1691) nhưng đã được trùng tu nhiều lần, kiến trúc hiện nay mang phong cách thời Nguyễn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Gần đây, thượng điện đã được tư sửa lại.
Tiền đường 7 gian, có kích thước 16m x 8m, kết cấu các vì kèo theo kiểu chồng rường đấu sen. Các chi tiết như cột cái, cột quân, bẩy hiên, xà nách, các con thuận, câu đầu, trụ, con vành, đấu gòi được chế tạo rất công phu. Các xà thượng, xà hạ, hoành, rui đều được soi chỉ. Kết cấu hệ thống giằng ngang và giằng dọc hợp lý, chặt chẽ. Trong tiền đường có một số bức chạm hoa lá "long quần", chạm khắc rất tinh vi. Phần ngoã cũng được tạo dựng khá chắc chắn, tường,  móng xây dựng bằng gạch Bát Tràng đe lộ bắt mạch, mái lợp ngói mũi cổ, kỹ thuật lợp phẳng.
Nối liền gian tiền đường với 3 gian thượng điện là hai máng xối. Thượng điện có kích thước (11m x 8m, phần mộc của thượng điện có kết cấu và chế  tác giống tiền đường, nhưng các chi tiết phần mộc nhỏ hơn. Tường xây bằng gạch Bát Tràng, bên trong trát vữa, ngoài đe mộc bắt mạch nõn dong, mái lợp ngói mũi. Bên trái thượng điện là 7 gian nhà thờ mẫu, kích thước 14m x 4m. Các vì kèo kết cấu theo kiểu kèo cầu, đơn giản. Bên phải là hai nhà khách: nhà khách trong có kích thước 9m x 6m và nhà khách ngoài kích thước 13m x 6m. Hai nhà khách nối liền nhau như một hành lang. Sau thượng điện là nhà tứ ân, có kích thước 16m x 7m, kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, chồng chóp, các con chồng, đấu sen, các bức chạm lá lật chạm trồ tinh vi. Nhà thờ tổ nằm phía sau nhà tứ ân. Sau nhà tổ là nhà cung 9 gian có kích thước 20m x 5,4m, kết cấu theo kiểu kèo cầu trụ đấu, mái thấp, gian hẹp, được tu sửa năm 2002. Phía bắc chùa có sân rộng chừng 1.000m², có một số công trình quay ra sân là nhà tháp nhà tăng, am trong, am ngoài cùng nhiều công trình phụ khác.
Phía sau chùa là một vườn tháp gồm 10 ngôi, trong đó có 9 ngôi được xây dựng vào thời Nguyễn, một ngôi được xây dựng năm 2003.


Đầu thế kỷ XX, chùa Trăm gian còn đủ 100 gian, nhưng hiện nay chùa chỉ còn 85 gian. Chùa còn lưu giữ hệ thống cổ vật phong phú gồm 57 pho tượng Phật có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có tượng Trúc Lâm tam tổ, 12 bức đại tự, 12 đôi câu đối các loại, 738 bản khắc kinh Phật, 7 bia đá có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, nhiều cổ vật có chất liệu gỗ, gốm, đồng và khá nhiều đồ tế tự mới.


















Đình Đầu xã Hợp Tiến, Nam Sách, Hải Dương

ĐÌNH ĐẦU


1.Tên di tích: Đình Đầu
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 97-QĐ ngày 21 tháng 01 năm 1992
5. Địa chỉ: xã Hợp Tiến, Nam Sách, Hải Dương
6. Thông tin về di tích.
     Đình Đầu xã Hợp Tiến xây dựng năm 1917 qua chiến tranh đã xuống cấp nặng, qua 3 lần trùng tu nhưng không còn được nguyên trạng ban đầu.
Đình là nơi cất dấu vũ khí, nơi thành lập đội tự vệ đầu tiên của tỉnh Hải Dương. Nơi đây tập trung nhân dân đi giành chính quyền trong cách mạng tháng 8 năm 1945. Đồng thời thời đình là cơ sở để cán bộ lãnh đạo địa phương chỉ đạo kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Sau hoà bình lập lại đình Đầu vẫn được dùng làm địa điểm hội họp để Đảng bộ lãnh đạo nhân dân Hợp Tiến xây dựng quê hương đổi mới.
7. Hoạt động chăm sóc di tích. 
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trường THCS Hợp Tiến, Nam Sách, Hải Dương đã nhận chăm sóc khu di tích lịch sử trên 
    Tổ chức học sinh dọn vệ sinh khu đình Đầu.
    Trồng cây góp phần tu tạo di tích.
    Chăm sóc cây cảnh để cảnh quan thêm xinh đẹp.
    Tổ chức học sinh về thăm đình Đầu nghe cán bộ xã nói chuyện về lịch sử của di tích.
Dưới đây là một số hình ảnh về hoạt động chăm sóc khu di tích:




8. Thông tin về nhà trường:
a. Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Trọng Bân
Điện thoại: 0320 6280 846. Di động: 0974 787 868.
Địa chỉ email: trongbanhd@yahoo.com hoặc trongbanhd@gmail.com
b. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Lê Thị Nhung
Điện thoại: 03203 795 602. Di động: 01225 254 116
Địa chỉ email: lequynhnhungkien@yahoo.com.vn
c. Địa chỉ trường: Thôn Tè - Hợp Tiến - Nam Sách - Hải Dương
Địa chỉ email: thcshoptiengdns@yahoo.com  & thcshoptien@gmail.com

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Phạm Cự Lượng - Người làng Trà xưa nay là Thụy Trà

Phạm Cự Lượng - Người làng Trà xưa nay là Thụy Trà




Đình thờ Phạm Cự Lượng và 16 sắc phong của các triều đại


Tượng  Lâm Giang Thủ Tướng Phạm Cự Lượng được đặt tại chính cung (hay còn gọi là tối linh từ )

Nằm trên một dải đất cổ, cách trung tâm thành phố Nam Định 30km về phía nam, thuộc (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), nơi đây đã ghi lại dấu tích của vị tướng Phạm Cự Lượng có công phò vua giúp nước và trị thủy.
              Đền thờ thôn Hưng Nghĩa, có niên hiệu Cảnh Hưng, năm thứ 12 do thám hoa, thượng bộ hạ Nguyễn Huy Oánh ghi cùng với truyền thuyết địa phương, một số dấu tích cũng như các di tích liên quan khác, như hòn đá trội có vết chân người (dài khoảng 1,2m, rộng 0,8m). 
Tục truyền vùng này gần biển có sông lớn sóng dữ thường gây tai họa cho thuyền bè qua lại. sau này Lý Thái Tông cầm quân đi dẹp giặc Chiêm Thành qua đây, nhà vua khẩn cầu thần cho được yên ổn nên đổi là Đại An.
Hiện nay vùng đất này còn lưu lại nhiều mảnh sành cổ, những vỏ sò, truyền thuyết về một làng cựu từ ngày xưa thuộc khu Đại Ác, liền với thôn Hưng Lộc còn dấu tích của dòng sông Chảy, chảy qua các cánh đồng “Táo Đông, Táo Tây ”là nơi có đặt bếp nấu ăn từ xa xưa, sông chảy vào vườn hoang là nơi xưa kia nhân dân lui tới, nay thuộc Hưng Nghĩa, rồi thông với sông Đắc Thắng Hạ, tiếp tục chảy ra sông Đáy.
Theo vệt sông này nhân đân đã tìm thấy một số di vật của thuyền lớn bị đắm từ lâu đời. Những địa danh dấu tích cùng với truyền thuyết về một quân doanh của Phạm Cự Lượng cho thấy Hưng Nghĩa có một vị trí quan trọng trong lịch sử.
         Phạm Cự Lạng (hay còn gọi là Phạm Cự Lượng 944 – 984) là danh tướng đời Đinh Tiên Hoàng và được Lê Đại Hành phong cho đến chức Thái úy. Ông là người có vai trò rất quan trọng trong binh biến đưa Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế và Chiến tranh Tống - Việt năm 981.
Phạm Cự Lượng sinh ngày 20 tháng 11 năm Giáp Dần (tức 8 tháng 12 năm 944), người làng Trà Hương, Khúc Giang (nay thuộc Nam SáchHải Dương), trong một gia đình có truyền thống võ nghệ. Ông nội là Phạm Chiêm, giữ chức Đông giáptướng quân đời Ngô Quyền. Cha là Phạm Mạn, làm tham chính đô đốc đời Ngô Nam Tấn vương (Xương Văn), mẹ là Trần Thị Hồng. Ngay từ nhỏ Phạm Cự Lượng đã tỏ rõ tư chất thông minh, có chí lớn, văn võ đều thấu hiểu.
Khi Đinh Bộ Lĩnh dấy binh dẹp loạn 12 sứ quân, Phạm Cự Lượng cùng Phạm Hạp đem hơn 2000 người, ngựa từ quê đến Hoa Lư phò Đinh Bộ Lĩnh. Phạm Cự Lượng được phong chức Phòng Ngự sứ Tiên phong Tướng quân ra giữ cửa biển Đại Ác.
Năm Mậu Thìn (968), dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tức là Đinh Tiên Hoàng, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Phạm Cự Lượng được phong Tâm phúc Tướng quân coi việc Thị vệ Quan thân cận của vua.
Năm 979, vua Đinh và Nam Việt vương Liễn bị sát hại (xem bài về Đinh Tiên Hoàng), Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi được lập lên ngôi. Các đại thần Đinh ĐiềnNguyễn Bặc và anh trai Phạm Cự Lượng là Phạm Hạp thấy uy quyền của Phó vương Lê Hoàn quá lớn bèn khởi binh chống Lê Hoàn nhưng cả ba tướng nhanh chóng bị Lê Hoàn dẹp tan.
Phạm Hạp bị Lê Hoàn xử tử. Tuy vậy, Phạm Cự Lượng vẫn được Lê Hoàn tin dùng làm tướng dưới quyền.
Năm sau, nhà Tống nhân lúc nước Đại Cồ Việt rối ren, liền nảy ý đồ đánh chiếm, sai quan trấn thủ Ung Châu Hầu Nhân Bảo cùng các tướng Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn, Triệu Phụng Huân, đem quân theo hai đường thủy bộ vào xâm lược.
Tình thế Đại Cồ Việt vô cùng nguy cấp. Tháng 7 năm ấy, Thái hậu Dương Vân Ngaphong Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên phong đem quân đi chống giặc. Trước lúc tiến quân, Phạm Cự Lượng hội quân sỹ ở cửa Đào Lâm (nay là thôn Đào Lâm, xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn), nói rằng:
“Bây giờ quân giặc sắp vào cõi mà chúa thượng hãy còn nhỏ tuổi, lấy ai mà thưởng phạt cho chúng ta... chẳng bằng nay ta tôn Thập Đạo Tướng quân lên ngôi Thiên tử đã, rồi sau sẽ xuất quân.”
Quân sỹ nghe nói đều hô vang vạn tuế.
Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, Phạm Cự Lượng được phong làm Thái úy. Cuối mùa xuân năm Tân Tỵ (981), mọi mũi tiến quân của quân Tống đều bị quân Đại Cồ Việt đánh bại, tướng Tống là Hầu Nhân Bảo chết trận, quá nửa quân Tống bị diệt, buộc vua Tống xuống chiếu lui quân.
Năm Nhâm Ngọ (982), Phạm Cự Lượng được cử cầm quân đánh Chiêm Thành để trả đũa việc vua Chiêm vô cớ bắt sứ giả Đại Cồ Việt.
Mùa thu năm Quý Mùi (983), Phạm Cự Lượng được vua tin trao trọng trách đi khai sông mới từ Đồng Cổ đến Bà Hòa (tức từ Đan Nê, Yên Định đến Đồng Hòa, Tĩnh Gia, Thanh Hoá ngày nay). Trên đắp thành đường lớn, dưới khai thành sông lớn để lưu thông thủy bộ. Cũng trong năm này, Phạm Cự Lượng còn chỉ huy đào cảng Đa Cái ở Hoan Châu (tức Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay).
Ngày 12 tháng 9 năm Giáp Thân (tức 9 tháng 10 năm 984), Phạm Cự  Lượng mắc bệnh sốt rét, mất tại Đồng Cổ, nơi ông đang làm việc, hưởng dương 41 tuổi. Nhà vua thương tiếc sai người đem tướng cữu hồi kinh, an táng tại phía nam Bồ Sơn.
Nhân dân Đồng Cổ ghi nhớ công ơn Phạm tướng quân lúc sinh thời đã có công cứu người nghèo khổ , dạy nhân dân chuyên cần lập nghiệp nên đã lập đền thời ông với thần hiệu: Lê triều tiên phong đại tướng quân, thái úy Đồng Cổ sơn thần ngọc phả các đền có ghi sự việc năm Bảo Đại (1440- 1442)
Tại đồng núi Đồng Cổ có mưa lớn, nước to, cây cối bị đổ, gãy trôi theo dòng nước. Khi ấy có một tảng đá và một cây gỗ lớn trôi về bến Bạch Vân, thôn Hưng Nghĩa, huyện Đại An là nơi xưa kia Đại tướng quân Phạm Cự Lượng đã từng ở để chỉ huy quân bảo vệ phía đông kinh thành Hoa Lư. Cây gỗ trôi dạt vào bến, bị ông già kéo vó nhiều lần đẩy ra nhưng lại trôi về chỗ cũ.
Việc lạ này cùng với việc thần núi Đồng Cổ Phạm Cự Lượng báo mộng cho dân làng về quan hệ của ông với địa phương nên nhân đó, nhân dân địa phương đã lập đền thờ, hàng năm ngày 15/9 dân làng lấy ngày này để tổ chức cúng lễ và coi như ngày giỗ tướng quân Phạm Cự Lượng.
Theo truyền thuyết câu chuyện này kể rằng: Tại ấp làng thôn Hưng Nghĩa có bến Bạch Vân, có lạch sông lớn chảy về tại bến có hai bố con ông già cất vó. Mưa lớn gió to, đêm hôm đó có một cây gỗ trôi về. Ông cụ cất vó dùng sào đẩy ra, đẩy đi đẩy lại nhiều lần nhưng cây gỗ vẫn không trôi đi đâu mà vẫn nằm lơ lửng tại đó.
Ông lão cất vó kêu cầu nếu các vị thần linh đem gỗ về dựng đình chùa thì đêm cho bố con tôi được nhiều cá. Cây gỗ thần dạt vào bờ, trời im gió lặng nên hôm đó hai bố con ông câu được nhiều cá khuân không kịp. Ngay hôm sau cây gỗ thiêng truyền đi khắp vùng. Bẩy ấp còi dong, trống đánh tập chung đến đền Hưng Nghĩa lập đàn kêu mới kéo được cây gỗ lên bờ, dân làng bàn nhau xẻ gỗ xây đền. Mỗi ấp được chia một bánh gỗ về tạc ngai thờ. Còn lõi gỗ làng Hưng Nghĩa đem tạc tượng Phạm Cự Lượng thờ. Khi sẻ đôi thân gỗ ra trong đó có dòng chữ “Lâm Giang Thủ Tướng Phạm Cự Lượng “Còn viên đá, có hình vết chân người (dài 1,2m rộng 0.8m)
Cây gỗ được tạc tượng Phạm Cự Lượng , còn viên đá nằm thẳng trước cổng đình, cách đình 500m.
 
Hai câu đối và bức đại tự tại trung đình trước chính cung
 
Cung ngoài cùng (cuốn thư và 2 câu đối ở hai bên) được trạm trổ tinh sảo
Quán tẩy sở được trạm khắc hình con rồng phun nước xuống lá sen (Quán tẩy sở dùng để rửa tay trước khi vào tế lễ)
Vì vậy Bẩy ấp đã coi Đình Hưng Nghĩa là đình Tổng. Hiện nay, trong đình tcòn lưu giữ 16 sắc phong của các triều đại.                      
1. Duy Tân năm thứ 3 ngày 11-8
2. Duy Tân năm thứ 5 ngày 8/6
3. Thiệu Trị năm thứ 4 ngày 20/5
4. Thiệu Trị năm thứ 4 ngày 28/6
5. Dương Đức năm thứ 3 ngày 29/7
6. Cảnh Hưng năm thứ 8 ngày 8/8
7. Cảnh Hưng năm thứ 4 ngày 16/3
8. Chiêm Thống Nguyên Liên ngày 22/3
9. Đồng Khánh năm thứ 2 ngày 1/7
10. Minh Mạng năm thứ 2 ngày 21/7
11. Cảnh Trị năm thứ 8 ngày 18/4
12. Vĩnh Khánh năm thứ 2 ngày 10/12
13. Tự Đức năm thứ 3 ngày 17/12
14. Tự Đức năm thứ 33 ngày 24/11
15. Khải Định năm thứ 9 ngày 25/7
16. Không có niên hạn
Đây là 3 trong 16 tờ sắc phong
 
Hiện nay, đền thờ và 16 tờ sắc phong đang trong quá trình xuống cấp nghiêm trọng, cần được trùng tu, bảo tồn và gìn giữ, mong các cơ quan hữu trách quan tâm để di sản lịch sử mãi trường tồn cùng dân tộc.
Lan Anh
Tài liệu tham khảo: Tư liệu chùa Hưng Nghĩa


Qua cuộc khảo sát di tích thuộc địa bàn huyện Phú Bình và Phổ Yên gần đây, Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên đã phát hiện 3 di tích lịch sử văn hoá thờ danh nhân Phạm Cự Lạng-người được phong làm Thái úy, thời vua Lê Hoàn. Đó là các di tích: Đình Đoài, thuộc xóm Ngói, Hà Châu (Phú Bình); đình Hoàng Đàm, xóm Hoàng Đàm, Nam Tiến và đình Thượng Giã, Thuận Thành (Phổ Yên).


Còn có các nơi khác có đền thờ ông:



-Đồng Cổ (tức xã Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa)



-Đa Cái ở Hoan Châu (tức xã Hương Cái, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày nay-tây nam huyện Hưng Nguyên).



-Đền Lương Sử ở cạnh Văn Miếu, phường Quốc Tử Giám, Hà Nội



-Tại Hưng Lộc (Nghĩa Hưng, Nam Định).


Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Làng Thụy Trà

Thụy Trà <!--[if gte mso 9]> Smart User 2 23 2013-03-14T01:15:00Z 2013-04-18T01:28:00Z 2013-04-18T01:28:00Z 1 1564 8917 itfriend.org 74 20 10461 11.5606 <![endif]
Sơ lược lịch sử làng Thụy Trà, xã Nam Trung, Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Làng Thụy Trà có lịch sử phát triển khá lâu đời, căn cứ vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi lại công lao của Phạm Lệnh Công thì làng Thụy Trà có từ thời Ngô Vương tức là có từ trước năm 938. Làng cổ xưa ở xứ đường Hà (đường sông) gần nghè Đụn đến khoảng thế kỷ thứ XVI làng chuyển về vị trí bây giờ như vậy cho đến nay làng Thụy Trà đã hình thành được 1075 năm.
7777777777777777  photo IMG_2845_1.jpg
Thụy Trà là 1 trong 3 làng của xã Nam Trung, là làng có truyền thống cách mạng, truyền thống hiếu học, mảnh đất màu mỡ giàu tiềm năng phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho nhân dân nơi đây thâm canh sản xuất.
Thụy Trà có diện tích tự nhiên là 55,3ha, có 248 hộ, 827 nhân khẩu chi bộ Đảng có 42 đảng viên, có 9 dòng họ gồm họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Phúc, họ Trần Văn, họ Vũ Đình, họ Quách, họ Phạm, họ Linh, người dân nơi đây qua bao thế hệ đều sống đoàn kết, chân tình, thân ái và phát triển.
Làng đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều tên gọi khác nhau như Trà Hương, Thụy Hà, Thụy Trà Thượng, Thuỷ Trà. Từ năm 1945 đến nay gọi là Thụy Trà với lịch sử phát triển lâu đời, cùng với việc phát triển đất đai, phát triển kinh tế, người dân nơi đây còn xây dựng nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân trong làng, đồng thời cùng để giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá và biết ơn đến các bậc tiền bối những người đã có công với nước với dân. Một trong những công trình đó được lưu lại đến nay là Đình Thụy Trà – ngôi đình được xây dựng để thờ 2 vị thành hoàng làng là Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) và Phạm Hoà (Phạm Hoà Công)­ .
Theo lịch sử Thần tích, thần sắc hiện được giữ tại viện thông tin khoa học – xã hội, đều Bạch Mã và các bản sắc phong được lưu giữ tại Đình Làng, trải qua đã nhiều thế hệ người dân Thụy Trà vẫn lưu truyền công đức của 2 vị Thần Hoàng Làng trong đó có Phạm Chiêm (tức là Phạm Lệnh Công), ông sinh ngày 16/8/năm Kỷ mùi (899) và mất ngày 05/3/năm Nhâm tuất (962), con ông Phạm Thì(tức là Phạm Trí Dũng), Phạm Thì giữ chức Hồng Châu Tướng Quân. Ngô Quyền làm tướng và đóng quân ở Làng Trà Hương và chọn nơi đây là nơi luyện tập cho binh lính. Ngô quyền trông thấy Phạm Lệnh Công là người có tài, có sức khoẻ, văn học tinh thông nhận làm anh em kết nghĩa, khi Ngô Quyền lên ngôi khởi binh có cử Phạm Lệnh Công ra dẹp Thành Đại La, dẹp Kiền Công Tiễn và chặn đánh quân Nam Hán làm lên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938. Ngô Quyền xưng vương phong quan võ cho Phạm Lệnh Công và cấp đất cho ông ở Trà Hương. Ngô Quyền thấy Phạm Lệnh Công là người tin cậy nhất đã viết 1 tờ di chỉ để lại cho con dặn dò. Trong đó có đề cập đến những diễn biến khó lường thì trông cậy vào Phạm Lệnh Công để duy trì Triều đại nhà Ngô.
Sau khi Ngô Quyền mất Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô và hống hách, Phạm Lệnh Công từ quan về quê. Sau Ngô Xương Ngập chạy về nhà Phạm Lệnh Công nhờ che chở. Phạm Lệnh Công đã đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn Chí Linh đào hầm ẩn láu. Ba lần Dương tam Kha sai Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc về đuổi bắt nhưng đều không làm gì được. Căn cứ vào đây chứng tỏ Phạm Lệnh Công là người có tài mưu lược. Ngô Xương Văn dành lại được ngôi vua, cho người về làng Trà Hương đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng cai quản đất nước. Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương đặt tên cho làng Thụy Hà. Phạm Lệnh Công có công lập lên nhà Hậu Ngô Vương.
Sau khi Phạm Lệnh Công qua đời, để tỏ lòng thành kính nhà Vua cho lập đền thờ ông và các đời vua sau đề phong sắc cho ông.
Hàng năm theo phong tục cổ truyền để giáo dục truyền thống, niềm tự hào cho các thế hệ, người dân trong làng cứ vào ngày 11, 12 tháng giêng nhân dân trong làng lại tưng bừng tổ chức Lễ hội, để tỏ lòng thành kính tri ân các lễ vật được nhân dân dâng lên Đức Thánh là Bánh Chay, Bánh Trưng, Bánh Ít, bắng dày. Trong Lễ hộ có tổ chức rước sắc, tế lễ, các trò chơi dân gian như cờ tướng, gà chọi, cầu thuôn….. Tín ngưỡng dân giao khác mang đậm tính chất đồng bắc bắc bộ như tục khao lão, tục cúng cơm mới, xôi mới đầu mùa.
Sự phát triển kinh tế
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nông thôn mới, những năm qua nhân dân Thụy Trà đã có nhiều cố gắng, lỗ lực đoàn kết nhất trí cùng nhau phấn đấu đi lên, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã đề ra. Trong đó về phát triển kinh tế cùng với việc duy trì thâm canh cây lúa nước, cây hành vụ đông với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để cho năng suất thu nhập cao. Nhiều hộ gia đình còn tích cực mở rộng ngành nghề sấy nông sản, kinh doanh dịch vụ, có 05 công ty doanh nghiệp được thành lập tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân thu nhập đầu người đến nay là 17 triệu đồng/người/năm. Cơ sở hạ tầng như nhà văn hoá, đường giao thông, hệ thống nước sạch, hệ thống điện chiếu sáng…. được người dân tự nguyện đóng góp kinh phí và con em Thụy Trà sinh sống học tập công tác xa quê hương ủng hộ để xây dựng. Về lĩnh vực văn hoá thôn đã được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá từ năm 2006 đến nay, hàng năm có trên 90% số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và đẩy mạnh, thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội ngày càng có hiệu quả.

Di tích lịch sử Đình Thụy Trà
Theo các bản sắc phong thì Đình Thụy Trà được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII năm chính hoà tứ liên (1684) trên diện tích khoảng 8 sào bắc bộ. Đình quay hướng Nam, trước mặt Đình có cừ nước chảy qua, xa là đống con cá nằm giữa bãi. Để làm đình làng cần khoảng 200m2 gỗ trong đó toàn là gỗ Lim và gỗ vàng tâm. Cột đình có đường kính 65cm đến 70cm. Đình có 05 gian chiều rộng mỗi gian 4m, chiều dài 10m, phần chuôi về rộng 4m, dài 6m. Xung quanh bên trái có cây quéo rất to phải 4 đến 5 người ôm mới choáng hết, bên phải có cây đa phải 3 người ôm mới choáng hết, phía tây Đình có bia tiên hiền, bên trong có bia làm đình. Bia tiên hiền dựng năm Tự Đức thập nhất niên (năm thứ 17 đời Vua Tự Đức 1864) trên đó ghi những người đỗ đạt trong các khoa thi giai đoạn đó.
Đến năm 1958-1962 do yêu cầu Đình bị Hạ giải để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm xá, cầu cống….
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986) đất nước đổi mới, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 khoá 8 về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhu cầu sinh hoạt tự do tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người dân ngày càng cao cũng là để khôi phục và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha. Người dân trong Làng đã tích cực tuyên truyền vận động tôn tạo, khôi phục lại di tích lần thứ nhất là vào năm 1990 động thổ ngày 01/4 năm Canh ngọ và khánh thành ngày 01/6/năm Canh ngọ 1990, gồm 02 gian hậu cung. Lần thứ hai vào năm 1996 khởi công ngày 01/11 và khánh thành ngày 01 tháng chạp năm Bính Tý, thêm 3 gian đại bái. Tổng số tiền vận động quyên góp người dân trong làng qua 2 lần khôi phục tôn tạo di tích lên tới trên 100 triệu đồng và nhiều hiện vật quý. Những cá nhân tiêu biểu trong việc tham gia tu bổ tôn tạo di tích 2 lần là các cụ Phạm Thị Đĩa, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Thị Sớm, Trần Văn Chén, Nguyễn Văn Đằng, Nguyễn Đại Đãm, Nguyễn Thị Thỏ, Trần Thị Cửa, Nguyễn Thị Họ, Trần Văn Lê, Vũ Đình Huấn, Trần Văn Mưu, Trần Văn Tam, Nguyễn Văn Tích, Trần Văn Tái, Trần Văn Nghĩa, Vũ Đình Tường, Nguyễn Văn Lừng, Quách Hồng Thanh, Nguyễn Văn Tu, Trần Văn Quang, Nguyễn Văn Bích và nhiều cá nhân tiêu biểu khác.
Hiện nay Đình Thụy Trà có kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 03 gian đại bái và 02 gian hậu cung, trong Đình còn lưu giữ một số đồ vật cổ gồm 01 bộ tam sự bằng đồng, 03 nhang sứ, 02 bát hương bằng đá và gốm sứ, 02 sắc phong, 01 hòm đựng sắc phong, 01 ngai thờ, 01 giá kiếm (01 kiếm gỗ cổ), 01 bảng đọc chúc, 01 bàn đọc vuông thời Nguyễn. Các cổ vật này không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật, văn bản, niên đại, lịch sử mà còn có giá trị về khoa học và văn hoá tinh thần.
Bên cạnh những niềm tự hào về những giá trị lịch sử, văn hoá của di tích, phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, truyền thống hiếu học, trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân Thụy Trà đã sớm giác ngộ cách mạng, sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công chi bộ Đảng được thành lập tiếp đó là chính quyền nhân dân được hình thành, thôn Thụy Trà là cơ sở cách mạng, nơi che dấu nuôi dưỡng chở che nhiều cán bộ, bộ đội dân quân du kích hoạt động cách mạng.
Tổng kết 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc
Trong làng có 18 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, 02 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 23 đồng chí là thương, bệnh binh và có gần 100 người được Đảng và nhà nước tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến các loại.
Công tác khuyến học
Các gia đình, dòng họ quan tâm, không có học sinh bỏ học đặc biệt thôn có truyền thống hiếu học, nhiều người có học vị cao, có 4 tiến sỹ, 2 Phó Giáo sư, 18 bác sỹ, kỹ sư, nhiều thạc sĩ và trên 100 người có trình độ Đại học, nhiều con em Thụy Trà đang tham gia công tác và giữ các cương vị trọng trách cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quân sự, Công an. Trong lĩnh vực an ninh trật tự, người dân Thụy Trà luôn chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm liền không có trường hợp vi phạm pháp luật, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, liên tục được công nhận là Làng an toàn.
Căn cứ vào những tiêu trí xếp hạng và giá trị về mặt lịch sử của di tích, Đình Thụy Trà đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Quyết định công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá, đây là niềm tự hào của mỗi người dân Thụy Trà nói riêng và người dân xã Nam Trung nói chung. Để tưởng nhớ tới công lao to lớn của các bậc tiền bối là 2 vị Thần Hoàng Làng là Phạm Chiêm và Phạm Hoà đã có công với dân, với nước, ghi nhận những cố gắng của người dân Thụy Trà ngày nay đã tích cực thu bổ, tôn tạo, khôi phục lại di tích lịch sử. Mặc dù các công trình trong di tích còn có kết cấu đơn giản nhưng là tiền đề để người dân nơi đây tiếp tục vận động để tiếp tục tu bổ, cải tạo để công trình ngang tầm với truyền thống lịch sử văn hoá, thực sự là nơi giáo dục truyền thống lịch sử văn hoá, truyền thống yêu nước cho các thế hệ con cháu sau này tiếp tục phát huy giá trị lịch sử văn hoá của di tích, góp phần “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp văn minh.
-->