Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

XE MÁY CÔNG BINH

XE MÁY CÔNG BINH
kmt-4m-01.jpg (40777 bytes)    Xem nguồn 1. Xe máy trinh sát công binh, xe máy bố trí vật cản nổ và khắc phục vật cản nổ
- Xe dò mìn DIM, dùng để phát hiện mìn chống tăng, được bố trí trên đường đất, đường có lớp mặt cứng cũng như trên địa hình mà xe có thể đi qua.
-        Móc rải mìn PMR-3
-        Con lăn phá mìn KMT-4M

VAI TRÒ CỦA NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỐI VỚI CÁN BỘ NGHIÊN CỨU

Kỹ năng và kiến thức để làm chủ thế giới thông tin. Rèn luyện kỹ năng nhận dạng nhu cầu thông tin bản thân, định vị nguồn thông tin phù hợp với những nhu cầu đó, tổ chức nguồn thông tin tìm được một cách hợp lý, thẩm định nguồn thông tin đã được lựa chọn, và sử dụng thông tin đó một cách hiệu quả và hợp pháp vào nhiệm vụ của mình.
Xem chi tiết 

ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CẦN LOẠI BỎ CÁC RÀO CẢN

* Từ quan sát hành xử của cá nhân và các tổ chức trong các quá trình chuyển đổi nói chung và quá trình Đổi mới sáng tạo nói riêng, có thể liệt kê các rào cản thành bảy nhóm như sau:

- Rào cản từ cá nhân

- Rào cản từ đồng nghiệp

- Rào cản từ tổ chức

- Rào cản từ kiến thức

- Rào cản từ nguồn lực

- Rào cản từ văn hóa xã hội

- Rào cản từ thể chế.
Xem chi tiết

THÁI ĐỘ QUAN TRỌNG HƠN KỸ NĂNG

“Thái độ” ở đây được hiểu là sự cần cù, 
-khả năng sáng tạo 
- cũng như thái độ tích cực đối với những người xung quanh.
Còn bằng cấp khi học đại học thì “kiến thức nền thì bất cứ ai qua trường lớp cũng có được”.

-Nhân viên cần có tính kết nối, phát huy được sáng tạo tập thể.
-Thái độ của bạn đối với công việc, sự thấu hiểu, khiêm tốn là những thứ đánh giá cao trong giai đoạn hiện nay
-Tinh thần làm chủ của người lao động cùng trèo lái doanh nghiệp.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

LƯU HỌC SINH CÔNG BINH 1982-2014

 photo SAM_1903.jpg Được tổ chức lần đầu tiên năm 1982 theo sáng kiến của 4 đồng chí Trần Bá Đặng, Bạch Huy Cường, Phạm Hồng và Đ/c Tấn. Đồng chí Hoàng Viên là thư ký. Lần đầu tiên tổ chức có sự tham gia của chuyên gia Liên Xô. Lúc đầu chỉ có lưu học sinh của Học viện Công binh Cu bư sép, sau này mở rộng ra các học viên Liên Xô vả các nước Đông Âu. Số thành viên tham gia Hội hơn 200 người.


Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

SÁNG TẠO LÀ GÌ?

Sáng tạo đơn giản chỉ là tìm ra một cách mới để làm việc hoặc làm cho công việc đó trôi chảy hơn, làm nên thành công.

Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Yêu cầu đối với học sinh ngày nay

Yêu cầu đối với học sinh ngày nay không cần ghi nhớ mọi thứ nhưng họ phải biết chỗ và cách tìm thông tin cần thiết. Như một trong các sinh viên của tôi thường nói: “Gu gồ nó đi.” Mặc dầu họ không cần ghi nhớ nhưng họ phải học việc nghiên cứu, thực nghiệm, phân tích, rút ra kết luận, và giải quyết vấn đề. Phương pháp học mới hội tụ vào động viên học sinh học tập, thám hiểm, và phát triển tư duy phê phán. Học sinh nên có khả năng lựa chọn tài liệu là tốt nhất cho mức độ tri thức của họ từ bất kì nguồn nào sẵn có. Tất nhiên, để làm điều đó họ phải có thói quen đọc tốt và biết cách dùng các công cụ để tìm tài liệu cho họ xây dựng tri thức.
Xem nguồn

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

KHẮC PHỤC BOM MÌN CÒN SÓT LẠI SAU CHIẾN TRANH


+ Theo số liệu thống kê, số lượng đạn dược do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là 15,35 triệu tấn. Trong đó, số lượng bom mìn, vật nổ còn sót lại ước tính 800.000 tấn.

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

CÁCH PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

          Các “vấn đề” nghiên cứu khoa học thường được hình thành trong các tình huống sau:

* Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các “vấn đề” và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển “vấn đề” rộng hơn để nghiên cứu). Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại. Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định “vấn đề” nghiên cứu.

* Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, kỹ thuật, … đôi khi có những bất đồng, tranh cải và tranh luận khoa học đã giúp cho các nhà khoa học nhận thấy được những mặt yếu, mặt hạn chế của “vấn đề” tranh cải và từ đó người nghiên cứu nhận định, phân tích lại và chọn lọc rút ra “vấn đề” cần nghiên cứu.

* Trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, qua hoạt động thực tế lao động sản xuất, yêu cầu kỹ thuật, mối quan hệ trong xã hội, cư xử, … làm cho con người không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm tốt hơn nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống con người trong xã hội. Những hoạt động thực tế này đã đặt ra cho người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu.

* “Vấn đề” nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được “vấn đề” nào đó.

* Các “vấn đề” hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu qua tình cờ quan sát các hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày.


* Tính tò mò của nhà khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay “vấn đề” nghiên cứu.