Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

NỒI BÁNH CHƯNG CHIA SẺ YÊU THƯƠNG Ở TỔ DÂN PHỐ 21 PHƯỜNG LÁNG HẠ

Nồi bánh chưng chia sẻ yêu thương là một sinh hoạt cộng đồng, một hoạt động tập thể của cư dân Tổ 21 phường Láng Hạ. Hoạt động này xoay quanh việc phản ánh đặc điểm văn hóa, giao lưu và giáo dục, đồng thời, sự kiện được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, ngày theo phong tục là ông Táo về trầu trời tại một làng cổ ven đô xưa. Đây là hoạt động chia sẻ yêu thương.

Sự kiện này đã được duy trì được 4 năm từ năm 2021 ví dụ Tết năm 2024 vào đầu tháng Chạp một số cư dân trong tổ đã gửi tiền đến Tổ trưởng tổ dân phố  và nhờ tổ chức nồi bánh chưng chia sẻ yêu thương trong địa bàn. Trước ngày gói bánh không khí chuẩn bị đã náo nhiệt cư dân trong tổ có quê ở Sơn La xin được chuẩn bị gạo nếp tan từ Sơn La mang về. Người có quê ở Hà Nam xin được đặt lá dong đẹp từ Nam Hà mang về. Người quen chỗ gạo, đậu ngon xin được chuẩn bị. Đến ngày gói ngoài cán bộ cơ sở bà con tham gia rất đông đủ mọi tầng lớp, già có, trẻ có. Không cần phân công, người thì ngâm gạo, người thì đãi đỗ, người thì rửa lá dong… mọi người làm trong vui vẻ, trong lúc làm có người pha trò, thỉnh thoảng lại có tiếng cười vang làm cho không khí sự kiện thực sự là ngày hội ở địa bàn.

Gói bánh, ai biết gói thì gói, người biết gói hướng dẫn người chưa biết gói bánh. Ví dụ ông Lê Đình Cương, Chi hội trưởng Chi hội CCB 16 tâm sự năm nay 77 tuổi chưa lần nào có cơ hội gói bánh chưng. Ông Nguyễn Đại Điền hướng dẫn ông Cương cách xếp lá vào khuôn bánh, cách cho gạo, thịt đậu, cách buộc nạt. Một hai chiếc đầu chưa được đẹp, nhưng từ chiếc thứ ba trở đi đã đẹp rồi. Chẳng mấy chốc ông đã gói được hơn chục cái, đều tăm tắp cái nào cũng giống cái nào. Kết thúc buổi gói ông thấy vui trong lòng ngoài việc đóng góp công cho chia sẻ yêu thương. Đặc biệt vui nhất là ông đã gói được bánh chưng đẹp. Trong sự kiện không chỉ ông Cương và rất nhiều người đã gói được bánh chưng như ông Triệu và anh Toàn.

Khi nấu mọi người quây quần bên bếp lửa ôn lại nét quê xưa như nướng khoai, nướng ngô. Kể chuyện cho nhau nghe về con người và vùng đất Láng cổ ven đô. Kể về lễ hội chùa Láng, đền Vườn, Pháo Đài Láng, Đền Vô Vi, chùa Cảm Ứng và đình Ứng Thiên… trên sân khấu Nhà sinh hoạt cộng đồng thì Đội văn nghệ hát cho nhau nghe về những bài hát cả ngợi Đảng, ca ngợi Bác và những bài về tình yêu quê hương đất nước. Những bài hát giai điệu dân ca như bài “Tình bằng có cái trống cơm”, Mùa xuân làng lúa làng hoa, Mùa xuân đầu tiên…

Tổng cộng gói và chuẩn bị được 181 cái bánh, tặng và biếu cho 117 gia đình, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các cháu khuyết tật và người già cô đơn. Một số gia gia đình có hoàn cảnh đặc bệt khó khăn ngoài 1 cặp bánh chưng còn tặng 1 triệu, 1,2 triệu và 1,5 triệu tiền mặt. Công chuẩn bị và củi lửa cư dân từ thiện. Có 42 người tài trợ người ít 200 nghìn, người nhiều 1 triệu. Một số người ủng hộ hiện vật là 10 kg gạo,  50 lá dong, nạn buộc và củi đun. Cả cộng đồng đều hoan hỷ.


 Tham gia vào sự kiện sinh hoạt cộng đồng này mang lại cho mọi người, không chỉ là cơ hội bổ ích mà còn là hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa. Mục đích nhân văn của những hoạt động này không chỉ góp phần xây dựng tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết xóm làng mà còn hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Trong thời đại công nghệ, khi sự cô lập ngày càng gia tăng, sinh hoạt cộng đồng trở thành cơ hội để nhắc nhở về tinh thần tương thân tương ái, nhấn mạnh lòng tự tôn dân tộc. Mỗi vùng đất mang đến những nét đẹp riêng, giúp truyền thống quê hương trở nên sống động trong tâm hồn thế hệ trẻ, khơi nguồn động lực và ý thức trách nhiệm công dân.

Ngoài ra, tham gia sinh hoạt cộng đồng còn là cơ hội cho thế hệ trẻ rèn luyện kỹ năng mềm, mà sách vở hay nhà trường không thể cung cấp đầy đủ. Những bài học mới lạ và quý báu đợi chờ trong các hoạt động thực tế, giúp thanh thiếu niên phát triển sáng tạo và tinh thần nhiệt huyết thay vì bị cuốn vào thế giới ảo trên Internet.

Khuyến khích người dân trong cộng đồng tham gia sự kiện không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn là cách để phổ biến những nét văn hóa phong phú, đa dạng của quê hương nơi chúng ta đang sinh sống. Thế hệ trẻ với sức khỏe và tâm hồn tràn đầy hoài bão, có thể trở thành đại diện lan tỏa vẻ đẹp và giá trị của quê hương. Đồng thời, hoạt động tập thể cũng là cơ hội để cộng đồng ghi nhận đóng góp của người trẻ. Trong thời đại hòa bình và phồn thịnh, không có nghĩa là thế hệ trẻ không phải đối mặt với áp lực. Việc ghi nhận sự cố gắng trong sinh hoạt cộng đồng là cách để tạo cầu nối giữa các thế hệ, xóa bỏ hiểu lầm và làm mờ đi khoảng cách giữa các thế hệ.

Tuy nhiên, hiện nay, một số người có quan niệm sai lệch về sinh hoạt cộng đồng. Một số người chỉ coi trọng học tập trong nhà trường mà quên mất về việc phát triển kỹ năng sống. Hoặc có người ích kỷ, chỉ tập trung vào cá nhân mình mà lãnh đạm với tập thể. Điều này làm báo động về tình trạng hiện tại.

Nồi bánh chưng chia sẻ yêu thương phát triển ý thức cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái được nở rộ trong nhân dân và đặc biệt ý nghĩa đối với thế hệ trẻ trong Tổ dân phố  không chỉ góp phần làm cho đất nước mạnh mẽ và văn minh hơn mà còn là cách để thúc đẩy sức mạnh nội tại của địa phương, biến cư dân thành những công dân ưu tú trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay.


Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

KỸ SƯ XE MÁY CÔNG BINH ĐẦU TIÊN CỦA BCCB-TỔNG CÔNG TRÌNH SƯ CỤM CÁC CÔNG TRÌNH DKI

       

    Ông là Đại tá NGUYỄN QUÝ , tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Quý, sinh ngày 14/11/1933 tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội, trong một gia đình có truyền thống cách mạng và hiếu học. Ngay từ nhỏ, ông được gia đình giáo dục tinh thần yêu nước và ý chí tự lập để vươn lên.

    Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Tháng 8/1945, tuổi còn nhỏ ông đã tham gia vào Đội thiếu niên cứu quốc, cùng với các lực lượng cách mạng đấu tranh giành chính quyền ở Hà Nội, góp phần nhỏ bé vào thành quả giành độc lập của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ông có vinh dự là một trong những thiếu nhi Thủ đô đầu tiên được gặp Bác Hồ sau ngày độc lập.

    Cuối năm 1946, giặc Pháp gây hấn, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã xung phong đầu quân vào lực lượng Thiếu sinh quân và trở thành đội viên Cảm tử quân “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, rồi cùng Đoàn quân rút vào Chiến khu Việt Bắc trường kỳ kháng chiến.

    Năm 1949, ông được cử đi học Trung học phổ thông tại trường Lương Ngọc Quyến, TP Thái Nguyên và tốt nghiệp Trung học phổ thông vào năm 1951.

    Chiến dịch Trần Đình 1954 mở ra nhằm tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của lực lượng viễn chinh Pháp, ông nằm trong đội hình cánh quân chủ lực phối hợp tiến công tiêu diệt địch góp phần vào chiến công “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc tướng chỉ huy Đờ cát tơ ri phải đầu hàng vô điều kiện, buộc chính phủ Pháp phải ký hiệp định  Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương, đưa miền Bắc nước ta tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

    Nhằm xây dựng  quân đội chính quy góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm hậu phương vững chắc chi viện cho miền Nam; Tháng 9/1960 ông được quân đội cử đi học Đại học, Khoa Máy xây dựng Khóa 5 trường đại học Bách khoa Hà Nội, đến tháng 4/1965 thì tốt nghiệp. Với tấm bằng kỹ sư Máy xây dựng ông được điều về Binh chủng Công binh, công tác trong ngành Kỹ thuật.

    Với kiến thức học được và yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo cho chiến trường miền Nam, ông đã cùng đồng đội lăn lộn khắp mọi nơi, kể cả tại tuyến lửa Vĩnh Linh- Quảnh Bình, để sửa chữa xe máy công binh, đảm bảo kỹ thuật chi viện cho chiến trường cũng như các nhiệm vụ của Binh chủng Công binh, góp phần cùng Binh chủng Công binh hoàn thành tốt nhiệm vụ. năm 1986- 1987, ông được Bộ Quốc phòng cử đi đào tạo cán bộ Chỉ huy- Tham mưu cao cấp tại Học viện Công binh Qui- Bi - Sép tại Liên Xô.

    Trên nhiều cương vị công tác tại nhiều đơn vị trong quân đội nói chung, binh chủng Công binh nói riêng, ông đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp. Điển hình tại 3 đơn vị thuộc binh chủng Công binh:

     TRÊN CƯƠNG VỊ GIÁM ĐỐC NM Z49:

    Ông đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nhà máy từng bước lớn mạnh đáp ứng yêu cầu sửa chữa Xe máy công binh, bảo đảm kỹ thuật cho toàn quân, tạo thương hiệu và uy tín trong hệ thống các nhà máy của Bộ Quốc phòng. Nhiều nhiệm vụ chính trị đặc biệt được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Binh chủng Công binh trực tiếp giao, điển hình như:

- Chế tạo tấm áo kính, phục vụ tang lễ Bác Hồ tháng 9/1969;

- Xây dựng, tu bổ khu nhà sàn Bác Hồ thành khu di tích phục vụ tham quan;

- Chế tạo, lắp dựng hệ thống nhà Cao Cẳng trên quần đảo Trường Sa;

- Xây dựng khối thượng tầng nhà ở và sân bay cho hệ thống các công trình DK1…

    Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ông đã xây dựng nhà máy Z49 thành một tập thể đoàn kết gắn bó và tình nghĩa như trong một gia đình.

    TRÊN CƯƠNG VỊ CỤC TRƯỞNG CỤC KỸ THUẬT :

    Ông đã lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành Kỹ thuật Công binh giỏi về chuyên môn, chặt chẽ trong phối hợp hiệp đồng, hiệu quả trong triển khai nhiệm vụ. Làm tốt chức năng tham mưu sát đúng, kịp thời, hiệu quả, xây dựng cục Kỹ thuật thành một tập thể đoàn kết, năng động, được cấp trên cùng các đơn vị trong Binh chủng và lực lượng Công binh toàn quân tin tưởng.

    Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ông luôn quan tâm đến công tác cán bộ; phát hiện, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ trẻ kế cận nhằm kế thừa và phát triển trên các cương vị lãnh đạo chỉ huy. Nhiều đồng chí sau này phát triển, đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt của Binh chủng và Bộ Quốc phòng.

    TRÊN CƯƠNG VỊ TRƯỞNG BAN DK1:

    Vừa đảm nhiệm Cục trưởng Cục Kỹ thuật, ông vừa kiêm nhiệm Trưởng ban DK1 trong giai đoạn  đầu tiên đầy gian nan, vất vả khi bắt đầu triển khai nhiệm vụ DK1.

    Tầm nhìn chiến lược khi xây dựng công trình DK1, Đại tá Nguyễn Quý khẳng định: Công đầu phải kể đến Đô đốc Giáp Văn Cương, nguyên Tư lệnh Hải quân. Ngày đó, Đô đốc đã chỉ đạo Lữ đoàn 171 khảo sát thềm lục địa Nam Biển Đông nước ta và phát hiện 6 bãi đá ngầm san hô có đỉnh nhô cao dưới mặt nước biển từ 9-50m. Phía Bắc là Phúc Tần, Huyền Trân, phía Đông Nam là Ba Kè, phía Tây Nam là Tư Chính, nằm giữa Phúc Tần và Tư Chính là Phúc Nguyên và Quế Đường.    

    DK1 là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, hoàn toàn mới mẻ đối với ngành xây dựng nói chung, với Công binh nói riêng. Được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu tiên cuối năm 1988 sau sự kiện Gạc Ma, Ông đã cùng tập thể cán bộ kỹ thuật của Cục Kỹ thuật, Viện Kỹ thuật và nhà máy Z49 chỉ đạo nghiên cứu thiết kế, xây dựng công trình từng bước đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trên giao. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của các bộ, các ngành: Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Tổng Cục Dầu khí… xây dựng thành công 3 công trình DK1 năm 1989, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá rất cao, góp phần khẳng định bảo vệ chủ quyền biển, thềm lục địa Việt Nam.

    Từ kết quả đó, cấp trên đã tin tưởng giao cho BTL Công binh làm chủ đầu tư công trình DK1 và thành lập Ban xây dựng công trình DK1 do ông làm Trưởng ban. Tuy đảm nhiệm cương vị đứng đầu 2 cơ quan (Cục Kỹ thuật và Ban DK1), ông luôn có mặt tại các điểm nóng để chỉ đạo và giải quyết công việc. Ông trực tiếp làm tổng chỉ huy và chỉ đạo các lực lượng tham gia thi công công trình DK1 trên biển, kể cả trong điều kiện thời tiết bất lợi như biển động, sóng to… giúp Ban DK1 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ông đã xây dựng Ban DK1 thành tập thể vững vàng về chuyên môn, thông thạo trình tự đầu tư xây dựng, giỏi về công tác phối hợp hiệp đồng, có uy tín trong toàn quốc và toàn quân về quản lý đầu tư và xây dựng, tạo nền tảng vững chắc và truyền thống cho Ban DK1 (nay là Ban quản lý dự án công trình DK1) hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

    Xây dựng nhà giàn trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên là “chiếc phao lớn” làm bằng kim loại neo đậu trên nền đá san hô, tiếp đến là khung nhà liên kết với chân đế vững chắc hơn nhưng sóng to, bão lớn vẫn thường xuyên bị chìm xuống đáy biển. Thế hệ thứ hai là nhà giàn có 4 cọc kim loại cắm xuống nền đá san hô và bê tông cứng, bên trên là 2 tầng nhà.

Và hôm nay, nhà giàn thế hệ thứ ba có 6 cọc kim loại vững chãi, phía trên là 3 tầng nhà, dựng song song, nối với nhà giàn thế hệ thứ hai bằng một cây cầu thép dài khoảng 50m. Một số nhà giàn còn thiết kế bãi đậu trực thăng trên nóc...

"Nhà giàn DK ngoài ý nghĩa thu thập thông tin khoa học về hải dương, kinh tế biển, còn là những cột mốc khẳng định chủ quyền trên thềm lục địa, tiềm năng dầu khí của Việt Nam". Các nhà giàn trấn giữ phía Nam của quần đảo Tường Sa, bảo về phía Đông của mỏ dầu khí với diện tích khoảng 80.000 km2.

    Ban quản lý DKI được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cùng nhiều Huân chương chiến công, Huân chương bảo vệ Tổ quốc các loại. Đặc biệt, ông cùng tập thể 24 tác giả được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ trong thiết kế, thi công xây dựng hệ thống công trình DK1, khẳng định và bảo vệ chủ quyền Biển và thêm lục địa của Tổ quốc.

    Cá nhân ông còn được Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Quân Công, Huân Chương Chiến Công cùng nhiều phần thưởng cao quý khác về thành tích cống hiến của ông cho Quân đội.

    Ông là Đảng viên Lão thành, được tặng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.   

    Nay ông đã sang tuổi 92, lại mang trong mình một căn bệnh trọng. Song với tinh thần người Đảng viên Cộng Sản, Người “lính chiến” đã trải qua 3 cuộc chiến tranh, ông vẫn giữ vững bản lính, kiên cường “Chiến đầu” với căn bệnh của mình và luôn lạc quan yêu đời. Một lần nữa ông lại là tấm gương sáng, một bài học đối với thế hệ trẻ.

    Nhân dịp Mừng Sinh Nhật sang tuổi 92. Kính chúc Ông- Đại tá Nguyễn Quý- Người kỹ sư xe máy công binh đầu tiên của Binh chủng Công binh- Tổng công trình sư nhà giàn DKI tài năng đức độ luôn dồi dào sức khỏe, vui vẻ, trường thọ và mãi hạnh phúc bên gia đình, con, cháu, chắt.


Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2024

MỒNG 8 TẾT LỄ CHÙA BỔ ĐÀ, CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ KHU DU LỊCH SUỐI MỠ

    Chùa Bổ Đà, còn được gọi là chùa Bổchùa Tam Giáo,[1] còn có tên chữ là Tứ Ân tự (四恩寺) là một ngôi chùa toạ lạc trên ngọn núi Phượng Hoàng (Bổ Đà sơn), bờ tả dòng sông Cầu, thuộc địa phận thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (thời phong kiến là xã Tiên Lát, tổng Tiên Lát, huyện Yên Việt, phủ Bắc Hà, trấn Kinh Bắc xưa). Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Bích Động khoảng 10 km về phía Tây, Chùa Bổ Đà là một trong những ngôi chùa độc đáo nhất vùng đất Kinh Bắc, là trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt năm 2016 và bộ kinh phật khắc trên gỗ thị lưu giữ trong chùa được đánh giá là cổ nhất của dòng thiền Lâm Tế,...




    Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc GiangViệt Nam. Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Năm 2015, chùa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

XEM PHIM MAI CỦA TRẤN THÀNH

Chiều mồng 3 Tết xem phim Mai của Trấn Thành. Mai là tác phẩm đầu tiên của Trấn Thành dán nhãn 18+ (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi), được anh đầu tư gần 50 tỷ đồng. Phim xoay quanh cuộc sống của nữ chính tên Mai (Phương Anh Đào), một nhân viên massage gần 37 tuổi tình cờ gặp nhạc công Dương (Tuấn Trần) và được anh săn đón. Tự ti bản thân, Mai không đủ dũng khí đón nhận tình cảm của chàng trai kém cô bảy tuổi.



Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

THĂM QUAN HÀN QUỐC-XEM KỲ TÍCH SÔNG HÁN

THĂM QUAN HÀN QUỐC-XEM KỲ TÍCH SÔNG HÁN

Chặng đi: Nội Cheongju: HANCJJ (12h20 18h30) 

Chặng về: Cheongju - Hà Nội: CJJ HAN (09:30 – 11:50)

Xem video clip ở đây

 NGÀY 1: 8/2/2024  HÀ NỘI – CHEONGJU –SEOUL                                                                     

9h00 Xe và hướng dẫn viên đón đoàn tại văn phòng công ty Vietravel Hà Nội (Số 3 Hai Bà Trưng, Hà Nội) đưa đoàn ra sân bay Nội Bài, đáp chuyến bay đi Cheongju - Hàn Quốc

Đến sân bay Cheongju đoàn làm thủ tục nhập cảnh. Xe đưa đoàn ăn tối và về Seoul nhận phòng khách sạn.

Nghỉ đêm tại khách sạn MARINABAY ở Seoul.

 NGÀY 2: 9/2/2024  SEOUL – ĐẢO NAMI –THÁP NAMSAN

Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn, sau đó đi tham quan:

·         Đảo Nami: hòn đảo nhỏ xinh đẹp, nằm Chuncheon, cách Seoul khoảng 63km về phía Đông Bắc. (Thời gian di chuyển ~ 1h30p, nếu kẹt xe di chuyển 02h30p). Đảo có hình bán nguyệt, trông xa như chiếc thuyền khổng lồ nổi nên trên mặt sông Chuncheon thơ mộng. Điều đặc biệt các phương tiện ô không được phép lưu thông trên hòn đảo này, do đó khung cảnh rất đỗi yên bình và trong lành. Đây là nơi ra đời của nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc nổi bật trong số đó phim "Bản Tình Ca Mùa Đông.

Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng tiếp tục chương trình tham quan:

·         Chụp hình Tháp N Seoul: được xây dựng vào năm 1969 như tháp truyền hình đài phát thanh đầu tiên của Hàn Quốc. Bắt đầu từ khi mở cửa cho công chúng vào năm 1980, tháp đã trở thành một điểm tham quan rất thu hút đối với người dân Hàn lẫn khách du lịch.

Suối Cheonggyecheon: nằm ở gần quảng trường Gwanghwamun, với dòng nước trong vắt, con suối này mang đến cho du khách một cảm giác vô cùng thư thái và yên bình giữa cuộc sống ồn ào tấp nập của thủ đô Seoul.

 QQuảng trường Gwanghwamun: là nơi diễn ra những sự kiện lớn của đất nước. Giữa một không gian bao la rộng lớn, quảng trường được bao phủ bởi cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng thanh bình, đặt chân đến nơi đây du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên, tận hưởng những giây phút bình yên.

NNGÀY 3: 10/2/2024    SEOUL - NHÀ XANH PHỦ TỔNG THỐNG

QQúy khách ăn sáng tại khách sạn. Sau đó, Đoàn di chuyển đi tham quan:

Dinh Tổng Thống Nhà Xanh hay còn gọi Cheongwadae - nơi làm việc của Tổng thống Hàn Quốc (tham quan chụp hình từ xa).

    Cung điện Gyeongbok - Đây là nơi ở chính của Hoàng gia trong suốt vương triều Chosun (1392- 1910). Cung điện này có 7225 phòng với thiết triều nguy nga, những sảnh đường tao nhã. Điện Gyeongbok được coi là công trình nghệ thuật nổi tiếng có phong cách và kiến trúc độc đáo và đẹp nhất Seoul.


Bảo tàng Dân Gian Seoul: bảo tàng hàng đầu trưng bày văn hóa dân gian Hàn Quốc, thu hút 3 triệu lượt khách tham quan hằng năm. Bảo tàng có hơn 98,000 hiện vật thể hiện đầy đủ và chi tiết những sự kiện, lễ hội chính của đất nước, đặc biệt những giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống cũng như cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người dân Hàn Quốc.
Vào chùa Hàn lễ Phật.
Đoàn tham quan, mua sắm:
Trung tâm sâm chính phủ hàn
Trung tâm mĩ phẩm nội địa hàn quốc
Trải nghiệm tắm Sauna

Tiếp tục tham quan mua sắm tại Dongdaemun hoặc phố Myeongdong

NGÀY 4: 11/02/2024  SEOUL CITY      

Quý khách ăn sáng tại khách sạn. Xe du lịch của công ty sẽ đưa Quý khách tham quan:

·         Cửa hàng thiên sâm, hồng sân, bạch sâm và nấm linh chi;

·         Cửa hàng tinh dầu thông đỏ;

·         Xem sản xuất lá kim, trải nghiệm làm Kimbap mặc Hanbok.

BBuổi chiều tham quan khám phá Công Viên Lotte World - công viên có khu trò chơi trong nhà lớn nhất thế giới. Không chỉ lớn nhất, nó còn vô cùng hấp dẫn với nhiều hoạt động và trò chơi mà không phải nơi nào cũng có. Nơi đây thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm.

TTham quam mua sắm tại cửa Hàng Miễn Thuế Shilla Ipark Đoàn di chuyển về Cheongju, ăn tối sau đó nhận phòng khách sạn. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Cheongju

NGÀY 5: 12/02/2024 CHEONGJU- HÀ NỘI

Đoàn làm thủ tục trả phòng sớm

Xe đưa chúng tôi  ra sân bay Cheongju để làm thủ tục về Việt Nam.

Về đến sân bay Nội Bài, xe hướng dẫn viên đưa đoàn về lại điểm đón ban đầu.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

KHÁM PHÁ MÙA THU NHẬT BẢN (07/12-12/12/2023)

HÀ NỘI- OSAKAKOBE – KYOTONÚI PHÚ SĨ TOKYO

Thời gian: 6 ngày 5 đêm tính cả thời gian bay

Hàng không: Vietjet Air (VJ)

 

NGÀY 1: 07/12/2023 HÀ NỘI- OSAKA                                                                                                                     

 

21:30 Quý khách tập trung tại điểm đón trung tại Công Viên Thống Nhất- Hà Nội. Xe và HDV đưa đoàn ra sân bay Nội Bài, làm thủ tục check in, đáp chuyến bay VJ938 đi Osaka (01:40-08:00)

Quý khách nghỉ đêm trên máy bay.


 

NGÀY 2: OSAKA –KOBE                                                                                                                ĂN: S/T/T

 



 

 

 

08:00: Máy bay hạ cánh tại sân bay Kansai ( Osaka). Sau khi làm thủ tục nhập cảnh và lấy hành lý, đoàn ăn sáng nhẹ trên xe khi di chuyển tham quan:

·         Kobe Port Tower (tháp Kobe) là một công trình kiến trúc độc đáo hoàn thành năm 1963, kiến trúc có màu đỏ, cao 108 mét và là biểu tượng của cảng và thành phố Kobe. Tháp này được thiết kế theo hình dáng của một loại trống dài truyền thống của Nhật Bản.

·         Công viên Meriken một công viên ven biển nằm ở Kobe, được xây dựng ở giữa 2 bến cảng : cảng Nakatottei và cảng Meriken. Ở bên trong và xung quanh công viên có nhiều tòa nhà với vẻ ngoài độc đáo như: Tháp Kobe Port ,tượng cá chép khổng lồ “Fish Dance”, “Bảo tàng hải dương Kobe” mang hình dáng chiếc thuyền buồm… 

Trưa: Đoàn dùng bữa trưa với set thịt bò Kobe nổi tiếng.

·         Lâu đài Osaka Castle – biểu tượng của thành phố Osaka, một trong những lâu đài nổi tiếng nhất sở hữu vẻ đẹp cổ kính, lịch sử lâu đời của Nhật Bản. Quý khách tham quan chiêm ngưỡng cảnh quan xung quanh (chụp hình bên ngoài).

·         Quý khách tự do mua sắm tại khu phố Shinsaibashi sôi động bậc nhất Osaka với các mặt hàng nội địa Nhật Bản chất lượng cao và khuyến mãi hấp dẫn

Tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng.

Nghỉ đêm tại khách sạn 3* tại Osaka.

 

NGÀY 3: OSAKA–CỐ ĐÔ KYOTO                                                                             ĂN: S/T/T

 

 

 

 

Sáng: Đoàn dùng bữa sáng tại khách sạn, làm thủ tục trả phòng.

Sau đó đoàn di chuyển đi Kyoto, tham quan:

·         Rừng trúc Sagano: Đây là khu rừng trúc đẹp như phim kiếm hiệp nổi tiếng tại Arashiyama. Khu rừng với hàng ngàn cây trúc xanh tốt trải dài đường đi, lắng nghe âm thanh rì rào gần gũi của tự nhiên ở giữa cố đô Kyoto của Nhật Bản, bạn có thể bỏ xa khung cảnh ồn ảo vội vã của nhịp sống hiện đại và chìm vào một thế giới thật yên bình. Khung cảnh đẹp tuyệt vời ngỡ chỉ trong phim mới có này là sự thật ở rừng trúc Arashiyama.

·         Chùa Thanh Thủy – Kyzomizudera: một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của xứ sở hoa anh đào với lối kiến trúc độc đáo hoàn toàn bằng gỗ, nằm trên vùng cao ngọn đồi Higashiyama. Toà nhà chính được thiết kế trông giống như 1 kho báu của quốc gia, được nâng đỡ bởi 139 chiếc cột cao 15m. Chùa Kiyomizu được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá năm 1994.

Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng.

·         Đền Fushimi Inari (đền 1000 cột) thờ phụng Inari – vị thần phù hộ cho mùa màng bội thu và kinh doanh phát đạt. Con đường với những cánh cổng Torii màu cam rực rỡ dường như vô tận chạy dọc lên núi Inari tạo nên một khung cảnh ấn tượng và là một trong những hình ảnh nổi tiếng nhật Nhật Bản.

·         Trải nghiệm trà đạo Nhật Bản.

Đoàn di chuyển đến khu vực Chubu.

Dùng bữa tối tại nhà hàng, nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi.

Nghỉ đêm tại khách sạn 3* Chubu.

 

NGÀY 4: NÚI PHÚ SĨ                                                                                                                ĂN: S/T/T

  

Sáng: Đoàn ăn sáng tại khách sạn, làm thủ tục trả phòng. Xe đưa đoàn di chuyển đến khu vực núi Phú Sĩ.

·         Đoàn trải nghiệm 1 chặng tàu Shinkansen với vận tốc 300km/h, niềm tự hào của Nhật Bản

·         Núi Phú Sĩ – Là ngọn núi cao nhất Nhật Bản so với mực nước biển là 3776 mét. Đây cũng là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, và đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Quý
khách sẽ lên trạm dừng chân thứ 5 ở độ cao 2.300m để ngắm núi Phú Sĩ rõ hơn (nếu thời tiết cho phép).

·         Tham quan làng cổ Oshino Hakkai: Ngôi làng cổ nằm dưới chân núi Phú Sĩ.

Trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng.



·         Hồ Kawaguchi-ko (河口湖) nm trong chui Phú Sĩ Ngũ H. Đây là 5 h to thành trong quá trình kiến to ca v trái đất cùng vi kết quả phun trào của núi Phú Sĩ. Các hồ này quần tụ thành một chuỗi chạy dài từ phía đông lên phía bắc rồi vòng sang phía tây bắc của núi, trong đó Kawaguchi-ko (“ko” có nghĩa là hồ trong tiếng Nhật) là hồ dài nhất, nằm ở phía bắc Phú Sĩ.

 

Tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng địa phương.

Quý khách được trải nghiệm tắm Onsen (hồ nước nóng) tại khách sạn, tại đây quý khách có thể ngâm mình thư giãn trong làn nước khoáng nóng thiên nhiên, thơ mộng. Tương truyền suối nước nóng giúp trị các bệnh đau khớp, giảm stress,….  

 

Nghỉ đêm tại khách sạn 3*tại Núi Phú Sĩ.

   

NGÀY 5: NÚI PHÚ SĨ - TOKYO                                                                                             ĂN: S/T/T

 

Sáng: Đoàn ăn sáng, làm thủ tục trả phòng. Xe đưa đoàn di chuyển về thủ đô Tokyo tham quan:

  • Tham quan và mua sắm tại miễn thuế JTC .
  • Tham quan và chụp hình lưu niệm bên ngoài Cung điện Hoàng gia – nơi ở và làm việc của gia đình Hoàng gia Nhật Bản.

Đoàn ăn trưa tại nhà hàng địa phương.

  • Tham quan mua sắm cửa hàng miễn thuế Akihabara.
  • Tham quan Vịnh Odaibamột trong những trung tâm mua sắm, giải trí nằm trên hòn đảo lấn biển trong Vịnh Tokyo.Tại đây, Quý khách có thể ngắm nhìn những công trình kiến trúc tuyệt vời cùng nhiều thắng cảnh thú vị như phiên bản tượng Nữ thần Tự Do được dựng lên sau khi bức tượng gốc được trao trả lại cho người Pháp.

Tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng địa phương.

Nghỉ đêm tại khách sạn 3* tại Tokyo.

 

 

NGÀY 6: 12/12/2023 TOKYO- HÀ NỘI                                                                                                                     


Sáng: Qúy khách dùng bữa sáng tại khách sạn, làm thủ tục trả phòng.

  • Tham quan và làm lễ tại chùa Asakusa - Ngôi đền thờ cổ nhất tại Tokyo, được xây dựng năm 645 thờikì Edo. Đây là nơi thờ Phật Bà Quan Âm, cũng là trung tâm của các lễ hội lớn hàng năm tại Nhật. Qúy khách có thể thăm và mua sắm tại khu phố Nakamise cạnh ngôi đền..
  • Chụp ảnh Tháp Tokyo Skytree – tháp truyền hình cao nhất thế giới từ dòng sông Sumida.

Đoàn ăn trưa tại nhà hàng.

Xe đưa Quý khách ra sân bay quốc tế Narita đáp chuyến bay VJ935 về Hà Nội (16:30- 20:05)

20:05 Đến sân bay Nội Bài, Xe đưa Đoàn về lại điểm đón ban đầu. Kết thúc chương trình.