Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

THĂM TƯ GIA CỦA THÀNH VIÊN TÌNH ĐỒNG TỘC HỌ PHẠM TẠI THỤY TRÀ

                                                                                                                                 Phạm Thúy Lan

Nhân về dự lễ khánh thành công trình tu bổ tôn tạo Di tích LS-VH Đình Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương, chúng tôi đã thăm dò ý kiến ​​của một thành viên Nhóm TÌNH ĐỒNG HỌ PHẠM quê ở thôn này - mặc dù chỉ ngắn trước ngắn ngủi.



Anh không phải người họ Phạm, anh mang họ Nguyễn (mẹ anh họ Hồ). Nhưng không biết có phải anh cũng như người làng Thụy Trà nói chung vì thờ Thành hoàng làng là hai vị Tướng quân họ Phạm là Phạm Lệnh Công Phạm Chiêm và Tướng quân Phạm Hòa mà dân làng hết lòng tôn kính nên anh yêu quý họ Phạm không, nhưng quả là anh có tình cảm đặc biệt với họ Phạm và là một thành viên rất tích cực của Nhóm TĐT Họ Phạm (nói nhỏ: có khi còn hơn cả một số thành viên chính tông họ Phạm).

Khu tư gia của anh rất đẹp mà có thể có nhiều người ao ước. Đặc biệt, gia đình anh có Bảo tàng gia đình mang tên V US KÝ. Đây là nơi trưng bày và lưu trữ tài liệu, hiện vật liên quan đến gia đinh trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21 về nhiều lĩnh vực như  lịch sửvăn hóa  của người dân bằng Bắc Bộ với mục tiêu là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa mãn tò mò tìm hiểu về quá khứ. Chúng tôi ít thời gian cũng không kiểm tra được Bảo tàng và cũng không kịp chụp ảnh cái ứng dụng của nhà anh, đành hẹn khác mà thôi. Nhưng kết quả là khu tư gia nhà anh là một đề tài “Nghiên cứu” để Nhóm TĐT chúng tôi thiết lập kế hoạch khi nào đến thăm - chắc chắn là sẽ rất thú vị.



Xin chia sẻ một vài tấm ảnh chụp nhanh về Khu nhà rất hấp dẫn.

Chủ nhân là Đại tá Nguyễn Đại Điền, thành viên Nhóm TÌNH ĐỒNG TẠO HỌ PHẠM chúng ta.



Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

MADI - TRƯỜNG CẦU ĐƯỜNG MATXCOVA

МАДИ

- MADI là tên viết tắt kiểu chuyển tự của cụm từ МАДИ trong tiếng Nga của trường Đại học giao thông Giao thông Đường bộ Mátxcơva. Năm 2010 được đổi tên thành (Московский Автомобильно-Дорожный Государственный технический университет(МАДИ)), hay Trường Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia về Cầu đường Mátxcơva. Trước đây trường có tên tiếng Nga Московский Автомобильно-Дорожный институт(Государственный технический университет), cả xưa và nay trường đều lấy tên viết tắt là МАДИ. MADI là một trong những trường đại học lớn nhất, có uy tín đào tạo về chuyên ngành ô tô, cầu, đường, sân bay, máy và thiết bị làm đường của Nga.  

- Lịch sử: Trường được thành lập theo sắc lệnh số 748 ngày 13 tháng 12 năm 1930 của Hội đồng Dân ủy Trung ương Liên Xô trên cơ sở khoa đường bộ của Đại học kỹ sư giao thông Moskva và trường cao đẳng đường bộ (TSUDORTRANS).

Năm 1992 trường đổi tên thành Московский государственный автомобильно-дорожный ИНСТИТУТ (технический университет)-được công nhận là Đại học đường bộ quốc gia Mátxcơva thuộc khối đại học tổng hợp kỹ thuật.

Năm 2001 trường đổi tên thành Московский автомобильно-дорожный ИНСТИТУТ (государственный технический университет)- được công nhận là Đại học đường bộ Mátxcơva thuộc khối đại học tổng hợp kỹ thuật quốc gia.

Năm 2009 trường chính thức đổi tên thành Московский автомобильно-дорожный государственный технический университет (мади)- được công nhận là đại học tổng hợp kỹ thuật quốc gia về đường bộ mang tên MADI.

MADI hiện đang đào tạo hơn 18.000 sinh viên, thạc sĩ, nghiên cứu sinh...trong tất cả các hệ chính quy, tại chức, bán chính quy...

- Tiềm lực MADI có hơn 2.000 cán bộ trong đó có trên 150 cán bộ nghiên cứu và 1.000 cán bộ giảng dạy, trong số đó có 600 phó tiến sĩ, hơn 120 tiến sĩ khoa học và viện sĩ viện hàn lâm.

 

- Trường đào tạo về chuyên ngành ô tô, cầu, đường, sân bay, máy và thiết bị làm đường, an toàn giao thông...

Có 9 khoa, với 22 chuyên ngành với 18.000 sinh viên. Đào tạo sinh viên cho 72 quốc gia, trong đó sinh viên Việt Nam có khoảng 150 người(số liệu năm 2011).

- Hiện tại(số liệu 2011) theo học ở MADI có khoảng 700 sinh viên, nghiên cứu sinh...người nước ngoài đến từ 72 quốc gia trên thế giới. Trong đó học dự bị đại học ở MADI có khoảng 250 sinh viên, và có khoảng hơn 100 thac sỹ, nghiên cứu sinh và tiến sĩ khoa học người nước ngoài.

 

          - Đào tạo cho Việt Nam sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc và theo hiệp định được ký kết vào năm 1955, số học sinh, sinh viên Việt Nam được Liên Xô tiếp nhận đào tạo ngày càng đông hơn. Từ 1973, hàng năm có tới trên 2.000 công dân Việt Nam từ 16 – 25 tuổi được đưa sang đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề ở Liên Xô. Đến giữa những năm 70, chỉ tính riêng số sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu và học tập trong các trường đại học, các học viện ở Liên Xô đã có khoảng 4.500 người

          Từ năm 1955 cho đến nay được 65 năm từ những năm đầu tiên Việt Nam gửi học sinh đi du học tại Liên Xô, thì đã gửi học sinh học tại đây. Trong 65 năm qua, MADI đã đào tạo cho Việt Nam hơn 1.000 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có hơn 150 phó tiến sĩ và 6 tiến sĩ khoa học .

           Những học sinh có mặt đầutiên ở MADI năm 1955 là Nguyễn Văn Định, Vũ Thế Lộc , Trần Lưu Chương, Lê Doãn Phách và Nguyễn Xuân Trục.

          Ngoài việc học tập được các thầy cô nhiệt tình giúp đỡ, tạn tình chu đáo các sinh viên Việt Nam còn được đi thăm qua các địa điểm văn hóa của Nga, nghỉ hè nghỉ đông….

 

          Một số sinh viên Việt Nam còn tham gia lao động xây dựng các công trình như BAM (anh Bảo viết hộ nhé)………………….

 

 

- Ghi nhận sự đóng góp của MADI về đào tạo cán bộ chuyên ngành giao thông. MADI đã vinh dự được nhận Huân chương Hữu nghị do Nhà nước Việt Nam trao tặng năm 1988. Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm đến trao tặng sau này ông làm đến chức Phó thủ tướng.


Hiệu trưởng GS Luckanhin nhận Huân chương Hữu nghị năm 1988

          - Nhiều học sinh Việt Nam tham gia thi các môn Olimpich đạt giải cao Năm 2002 sinh viên Lã Xuân Thắng chiếm giải I trong kỳ thi Olympic toán quốc tế tại thành phố Yaroslav (giữa các trường đại học SNG). Trong các năm học từ 2003-2006 đội tuyển MADI với nòng cốt là các sinh viên Việt Nam liên tục chiếm các vị trí cao trong các kỳ thi Olympic toàn Nga và toàn Moscow

- Ghi nhận sự học tập của sinh viên Việt Nam. Nhiều sinh viên của Việt Nam học tập với kết quả học tập xuất sắc, đạt bằng đỏ. Với kết quả này người tốt nghiệp được khắc tên trên bia đá trong tiền sảnh trước hội trường lớn của trường trên tầng 3 của tòa nhà trung tâm, cùng với người Nga và các học sinh ngoại quốc khác. 














Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Làng Láng

     Nằm ven dòng sông Tô Lịch, đất Yên Lãng vẫn được dân gọi nôm na là Kẻ Láng. Đây là vùng đất cổ của kinh thành Thăng Long xưa. Nhiều lớp lịch sử - văn hóa phủ lên hiện thực đô thị hóa làm nên hình ảnh lung linh của một vùng đô thị đang phát triển mạnh mẽ trên nền một miền đất cổ với những nét riêng, độc đáo.

Đất thiêng, chùa Láng và thánh Láng linh thiêng

Chùa Láng có tên chữ Hán là “Chiêu Thiền tự” thờ cả Phật và Thánh. Vị thánh được thờ ở đây là Thiền sư Từ Đạo Hạnh -một nhân vật đặc biệt gắn với nhiều giai thoại Phật giáo huyền ảo thời Lý. Ông vừa là Người - vừa là Thần, vừa là Vua - vừa là Đạo sĩ, vừa là Thiền sư - vừa là Thánh của dân gian, đã tối linh trong tâm thức người dân vùng Láng và các vùng phụ cận ở Thăng Long - Hà Nội.

Chùa Láng và chùa Thầy là hai nơi thờ chính “Đức thánh Từ”. Chùa Thầy là nơi “Thánh hóa” còn chùa Láng là nơi “Thánh sinh”. Trong chùa có tượng Thiền sư Từ Đạo Hạnh mặc áo cà sa và tượng vua Lý Thần Tông - một hóa thân của ngài, ngồi trên ngai vàng. Bức tượng thánh Từ độc đáo vì được đan bằng mây, ngoài sơn son thếp vàng.

Dân gian xưa có câu ca: “Nhớ ngày mồng bảy tháng ba/ Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy”. Hội Láng cùng thời điểm với hội Thầy - diễn ra trong 3 ngày, từ mùng 6 đến mùng 8 tháng Ba âm lịch. Cách 7 - 10 năm mới có một lần “chính hội” to hơn hẳn các “hội lệ” hằng năm.

“Chính hội” Láng có quy mô lớn và kéo dài tới 10 ngày - từ ngày 5 đến ngày rằm tháng Ba âm lịch, lễ chính vào các ngày mùng 5, 6 và 7. Cũng chẳng biết từ bao giờ dân gian truyền rằng trước hội ở chùa Thầy và chùa Láng, “đức thánh Từ” thường cho một trận mưa “rửa đền” làm mát cả lòng người và vạn vật.

Khi Từ Đạo Hạnh trở thành thiền sư nổi tiếng thì ngôi nhà cũ nơi ông sinh ra và lớn lên trở thành đền thờ song thân của “đức thánh Láng”. Về sau đền chuyển thành chùa - dân gian vẫn gọi là chùa Nền. Chùa còn giữ được khám thờ cổ chạm khắc khá tinh vi đề tài tứ linh phong cách thế kỷ XVII, ngoài hệ thống tượng Phật còn có tượng của Từ Đạo Hạnh và hai bậc sinh thành.

Sinh thời Giáo sư Trần Quốc Vượng rất tâm đắc khi chỉ cho học trò những lớp văn hóa tích hợp ở kẻ Láng. Ông cho rằng cần đầu tư nghiên cứu khoa học lớn hơn, sâu hơn, xứng đáng với “tầm” của ngôi làng độc đáo này.

Đất lành, húng Láng và người Láng khó quên

Kẻ Láng xưa gồm cả các làng Láng - Thượng, Trung và Hạ. Thời Trần, vùng Láng trở thành một trong 61 phường của Thăng Long và nổi danh khắp kinh thành bởi đặc sản húng Láng, một loại rau gia vị có mùi hương đặc biệt, không nơi nào có.

Kẻ Láng - trại Yên Lãng, đã đi vào câu ca lâu đời: “Đi đâu mà chẳng biết ta/ Ta ở kẻ Láng con nhà trồng rau/ Rau thơm, rau húng, rau mùi/ Thìa là, cải cúc đủ mùi hành hoa”.

Húng Láng là một trong những đặc sản ẩm thực nổi tiếng của người Hà Nội, sánh với nhiều vùng: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn”.

Và cô gái kẻ Láng tình tứ mời gọi: “Ai sang Kẻ Láng thì sang/ Nhớ mua rau húng mà mang về nhà”.

Húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm, mặt lá màu xanh thẫm, cuống và gân lá màu tím, thân cây đanh lẳn, khi ta hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay thấy có mùi thơm nhẹ, sang trọng, quyến rũ và chỉ được trồng ở các vườn đất Láng thì mới có hương vị đặc biệt ấy. Ngoài các loại rau thơm, vùng Láng còn trồng nhiều cây rau gia vị khác: Húng nhổi, tía tô, canh giới, hành hoa, cải cúc, xà lách, rau mùi... đều trở thành đặc sản, có mùi vị rất riêng mà người sành ăn thường kén tìm.

Hành hoa ở Láng có dọc nhỏ xanh, thân trắng mềm, khi ăn thơm hơn hẳn hành trồng ở nơi khác. Những hàng phở nổi tiếng ở Hà Nội vẫn kén cho được hành Láng để giữ khách sành ăn - “cá kẻ Canh, hành kẻ Láng”. Rau diếp Láng lá vàng, mỏng, dài, vị đậm, thường dùng để thái nhỏ ăn cùng với bún riêu hay cuốn tôm là món đặc trưng tuyệt tác trong ngày Tết.

Nghề trồng rau thơm đặc sản ở Láng có những kỹ thuật truyền thống riêng. Đất được chăm bón từ nhiều năm nên luống đất luôn tơi xốp. Khi cào đất người ta không đánh luống cao như các nơi khác, mà để luống đất rộng, có gờ bên ngoài để giữ nước. Người Láng không gọi luống đất mà gọi là “lạnh đất”, không gọi là lạt bó mà gọi là “găm”, đi hái rau gọi là đi “kiếm hàng”... Người Láng kén chọn từ chiếc lạt bó rau. Mớ rau gia vị thường nhỏ, được bó bằng chiếc lạt ngắn, sau lại cặp hai mớ nhỏ làm một - nét đặc trưng dễ nhận của rau làng Láng.

Nghề rau vất vả, người nào việc nấy, mọi lúc mọi nơi, từ sáng đến tối đều có việc. Đàn ông làm việc nặng như làm đất, bón tưới. Đàn bà “kiếm hàng”, đi chợ; người già, con trẻ lo làm cỏ, chẻ lạt... Những năm xưa, nước sông Tô Lịch còn trong xanh, thôn nữ làng Láng phải gánh nước từ dưới sông để tưới rau lúc trời hạn khô ao làng.

Nghề rau Láng còn nhiều bí quyết riêng. Chỉ xin nói một chuyện: Vụ cuối năm thường được “gơ thơm” tức là trồng thơm giống nhưng không được hái ngọn, không được bón tưới nhiều, cây sẽ bị “bưỡi” (tốt lá), sau đó phủ trấu, rơm, hắt đất tơi nhẹ phủ lên mặt luống để ủ mầm. Những mầm thơm trắng như giá đỗ chen nhau đâm ra trắng cả mặt luống sẽ được bứt ra đem dấn nước cho tươi, sau đó đem ra luống đất khác đã được làm kỹ chuẩn bị sẵn để “gơ mầm” - ngắt ngắn mầm thơm bằng khoảng ngón tay, sắp khoảng 5-6 đoạn sóng hàng, đặt xuống đất sau đó phủ đất tơi mịn lên trên.

Khoảng 20-30 ngày sau thì những mầm thơm non búng tua tủa nhoi lên, lúc đó sẽ cho thu hoạch liên tục, cứ 3-5 ngày một lứa hàng. Trước đây cứ vào dịp Tết Nguyên đán, người Hà Nội sẽ được thưởng thức loại thơm mầm này của làng Láng cùng những cây xà lách cuốn chắc nịch như bắp cải, ăn giòn và the mát.

Làng thành phường nhưng còn lưu ký ức

Cùng với các “đặc sản” của Hà Nội như hoa Ngọc Hà, thuốc nam Đại Yên, đào Nhật Tân, quất Quảng Bá, theo thời gian húng Láng đã dần chìm vào quá khứ.

Đô thị hóa nhanh đến chóng mặt đã làm cho “tấc đất” trở thành “tấc vàng” theo cả nghĩa đen. Nghề trồng rau dần bị lãng quên. Rau gia vị đặc sản và Kẻ Láng chỉ còn trong ký ức. Các bậc cao niên buồn rầu vì bọn trẻ ở làng Láng bây giờ phần nhiều không biết cả các loại rau gia vị thông thường. Nghe về nghề truyền thống và đặc sản của làng cứ như nghe câu chuyện cổ tích. Húng Láng giờ chỉ còn trong kỷ niệm, là niềm tự hào để nhớ về của những người dân Kẻ Láng xưa cũ - âu cũng là xu thế không thể cưỡng lại của đô thị hóa.

Kẻ Láng xưa nay đã thành những phường Láng Thượng, Láng Hạ. Nghề trồng rau cũ không còn vì cũng chẳng còn đất nông nghiệp nữa nhưng dư hương, dư vị về húng Láng, hành Láng, thơm Láng đã trở thành kinh điển trong từ điển và bản đồ ẩm thực Hà thành. Những người Kẻ Láng xa quê lâu ngày trở lại có thể mừng vì diện mạo làng đã khác xưa.

Người Kẻ Láng ngày nay đã không còn sớm hôm “kiếm hàng”, làm rau như những năm xưa nhưng “tính cách làng” đã được bồi đắp, định hình trong mỗi con người từ bẩm sinh vẫn hằng ngày được phát huy - tính cần cù chăm chỉ, tính hoạt bát, tình làng nghĩa xóm bền chặt, văn hóa truyền thống sâu đằm... tất cả hòa trộn trong diện mạo mới của cuộc sống hiện đại. Không những thế, tiếng thơm Kẻ Láng còn tiếp tục được lan xa, hiểu sâu trong những giờ giảng về lịch sử - văn hóa Việt Nam, về truyền thống, về di sản cho sinh viên, học viên cả trong và ngoài nước.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

KỶ NIỆM 41 NĂM NHẬP NGŨ

KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHẬP NGŨ - 23/7/1979 - 23/7/2020
Được sự thống nhất cao của BLL, họp ngày 26.6.20 đã QĐ:
Năm nay  tổ chức gặp mặt tại : Khu Xanh- Vilas (cây số 40 đường cao tốc Láng Hoà Lạc (Đại Lộ Thăng Long). Vào ngày 19 tháng 7 năm 2020
1. Nội dung: Gặp mặt định kì hàng năm( phần Lễ + Hội...)
2. Thời gian: tập trung lúc 07h30ph - ngày cn 19.07.2020-
08h xuất phát đi Xanh- Villas.
3. Tại 4 địa điểm:
- HVKTQS ( Hoàng Quốc Việt)- bạn Nguyễn Lạc Hồng phụ trách
- Học viện Quân Y ( Hà đông)- bạn Đỗ Quyết!
- Bệnh viện TƯQĐ-108(1 Trần Hưng Đạo)- bạn Khôi bạc!

- 36 Hoàng Cầu( GeleXimCo)- bạn Thành.
(Các Chi hội Hà Bắc, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hóa, Đà Nẵng Quân khu 4 và TP Hồ Chí Minh cũng tổ chức.)

Thành phần tham dự khoảng 300 người. Trong hội trường kê 20 bàn xếp 10 nhưng đều ngồi 12 kê thêm 3 bàn nữa ngoài hành lang
Phần đầu ca nhạc ôn lại truyền thống của 779, tiếp theo là phát biểu của Chủ tịch Tiền, đồng chí Tô Dũng chủ nhà, Đ/c Thành tài chính công khai.
Anh Tiền nói 22/12 chúng ta sẽ gặp mặt nhau tại cơ sở của anh Tiền cũng có view đẹp cách đây 10 km. Và sang năm sẽ gặp nhau ở Đồ Sơn Hải Phòng.
Trong liên hoan kết hợp văn nghệ. Năm nay có diva Thanh Lam bạn của bạn Tiến Hùng đến hát chung vui với Hội.
Buổi gặp mặt vui vẻ đầm ấm và tình cảm.






Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI 2020

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Tuan Bui, trong nhàTháng Bảy hàng năm quỹ Nghĩa Tình Đồng Đội 779 tổ chức thắp hương tưởng nhớ và thăm hỏi gia đình các bạn đồng đội đã đi xa. Chúng tôi xin đưa danh sách các bạn đã mất (Quỹ NTĐĐ 779 nắm được đến T02/2020) để các bạn thông tin, bổ sung cho đầy đủ để công việc thăm hỏi nghĩa tình được chu đáo.
DANH SÁCH CÁC BẠN 779 ĐÃ MẤT
1- Nguyễn Chí Bình (lớp Vật lý 14-QS).
2- Phạm Hùng Cường (lớp Phát dẫn điện K14-QS).

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

TỔ DÂN CƯ 21 PHƯỜNG LÁNG HẠ

Tổ dân cư số 21 phường Láng Hạ được sáp nhập từ 3 tổ: 51, 53 và 55 với 350 hộ và trên 1300 nhân khẩu. Cư dân tổ 21 đoàn kết thống nhất xây dựng tổ phát triển toàn diện mọi mặt, phấn đấu tổ 21 là Tổ dân cư văn hóa, tổ dân cư học tập.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

TÌNH ĐỒNG TỘC HỌ PHẠM

BÁC PHẠM THẾ CHIẾN TỔNG HỢP, 24/5/2020
Sau bao tháng ngày chờ mong, khi đất nước khống chế được Đại dịch Covid -19, ngay khi được phép hội họp, Nhóm ta đã có buổi Họp mặt Xuân – Hè Canh Tý thật đông vui.
Buổi Họp mặt được tổ chức tại nhà hàng Sen Đầm Trị, đường Đặng Thái Mai, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày chủ nhật 24/5/2020.

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

TÍNH CHUYÊN NGHIỆP

Nhiều quan chức gặp dân ăn mặc xuề xòa và nghĩ đó là "gần dân", nhưng với cái nhìn của phương Tây, đó là thiếu tính chuyên nghiệp.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

TRIẾT LÝ VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA VN


Triết lý giáo dục VN

Năm 1958, Đại hội Giáo dục Quốc gia tại Sài Gòn đã đề ra 3 nguyên tắc cơ bản của giáo dục VN.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

THỦY ĐIỆN XEKAMAN-3

Năm 2004 tham gia thanh thải mặt bằng phục vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Xekaman-3 Lào, lúc đó đi từ cửa khẩu Đắc Óc sang, dân Lào nghèo lắm, qua những cánh rừng còn rất nguyên sinh. Nay công trình đã hoàn thành, cửa khẩu cũng khang trang hơn nhiều.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, nhà, cây và ngoài trời


Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, núi, ngoài trời và thiên nhiên


Không có mô tả ảnh.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

DỰ NGHE ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN LINH NÓI CHUYỆN 4/1989

Dự nghe đồng chí Nguyễn Văn Linh nói chuyện với lưu học sinh Mát-Xco-Va sau khi đi thăm Cu Ba về.




DƯ NGHE ĐỒNG CHÍ VÕ CHI CÔNG NÓI CHUYỆN 9/1988

Dự nghe đồng chí Võ Chí Công nói chuyện với lưu học sinh Mat-Xco-Va sau khi thăm Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

DỰ ĐÓN ĐỒNG CHÍ TRƯỜNG CHINH 1982




THÁNG 5 NĂM 2003 THĂM QUAN THÀNH PHỐ CHELIABINSK

Chelyabinsk (tiếng Nga: Челя́бинск) là một thành phố ở Nga, nằm ở phía đông dãy núi Ural bên con sông Miass, cự ly 210 kilômét (130 mi) về phía nam Yekaterinburg. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh Chelyabinsk. Dân số năm 2002 ước tính 1.077.174 người. Dân số 1.141.777
 (Điều tra dân số năm 1989).Thành phố có Sân bay Chelyabinsk Balandino.





MÙA HÈ NĂM 1986 THĂM QUAN THÀNH PHỐ BRIANSK





THÁNG 2 NĂM 1983 THĂM QUAN THÀNH PHỐ MINSK THỦ ĐÔ CỦA BELARUSIA

Minsk (tiếng BelarusМінскphát âm [mʲinsk]tiếng NgaМинск[mʲinsk]) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Belarus, nằm trên dòng chảy hai con sông Svislach và Nyamiha. Đóng vai trò thủ đô, Minsk có địa vị hành chính đặc biệt, vừa là thủ phủ của vùng Minsk (voblast) và raion (huyện) Minsk. Tính đến năm 2013, nó có dân số 2.002.600 người. Minsk cũng là trụ sở hành chính Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).
Những ghi chép cổ nhất nhắc đến Minsk có niên đại từ thế kỷ XVI (1067), khí nó là một phần của Công quốc Polotsk. Năm 1242, Minsk sáp nhập vào Đại Công quốc Litva. Nó được ban cho đặc quyền thị trấn năm 1499.
Năm 1569, nơi đây trở thành thủ phủ của Województwo Minsk, Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Minsk bị sáp nhập vào đế quốc Nga năm 1793, sau đợt phân chia Ba Lan lần II. Từ 1919 đến 1991, sau Cách mạng Tháng Mười, Minsk là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia, Liên Xô.


Xem ở đây

MÙA HÈ NĂM 1989 THĂM QUAN THÀNH PHỐ KASTROMA-LIÊN BANG NGA


MÙA HÈ NĂM 1986 THĂM THÀNH PHỐ LVOV-UCRAINA

Lvov là một thành phố ở phía Tây của Ukraina, trung tâm hành chính của tỉnh Lviv. Thành phố này được xem là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Ukraina. Dân số: 733.000 người (số liệu năm 2001), trong đó 88% là người Ukraina, 8% người Nga và 1% người Ba Lan. Hàng ngày Lviv có khoảng 200.000 người từ các vùng khác đến làm việc. Thành phố Lviv là nơi có nhiều ngành công nghiệp, nhiều viện nghiên cứu lớn (Đại học LvivĐại học Bách khoa Quốc gia Lviv). Ở đây có Nhà hát opera và ba-lê Lviv. Thành phố có lịch sử 750 năm, trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới.


Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

NGÀY 27 THÁNG 8 NĂM 1980 TRANZIT QUA ĐÂY-SÂN BAY VLADIVOSTOK

Đi du học: tối 26 tháng 8 năm 1980 tập trung ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, sau đó đi lên Nội Bài. Nhớ là tất cả mặc quần áo chú Tứ.




NHỮNG NƠI TÔI ĐÃ ĐI QUA KHI HỌC Ở LIÊN XÔ

     Những nơi tôi đã đi qua khi học tại Liên Xô được đánh dấu đỏ, ngoài ra còn một số không có trên bản đồ như các thành phố Briansk, Lenhingrad, Kastromma, Egorevsk, Kalenhin, Phillanski zalip...

10 NĂM SỐNG VÀ HỌC TẬP TẠI MAT-XCO-VA LIÊN XÔ

Từ 26 tháng 8 năm 1980 đến ngày mồng 4 tháng 01 năm 1991 tôi học tập tại Trường Đại học giao thông đường bộ Mat-xco-va Liên Xô. Thủ đô của Liên Xô và Liên bang Nga.


Bảo vệ luận án Phó tiến sĩ 1990


Bia đá khắc tên những học sinh tốt nghiệp bằng đỏ 1986


Ngày 6 tháng 5 năm 2003 thăm lại trường cũ


Bạn cùng lớp tôi 1986

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỬA KHẨU LAO BẢO

Tháng 4 năm 1999 Nhóm của Viện KTCB chủ trì công tác thanh thải bom mìn còn sót lại trên mặt mặt bằng cửa khẩu Lao Bảo, phục vụ xây dựng khu Thương mại cửa khẩu. Ảnh chụp chung với đồng bảo Pa cô-Vân Kiều giúp phát quang dọn mặt bằng.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, ngoài trời và thiên nhiên

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời


Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

THÀNH PHỐ KIEV

Mồng 1 tháng 5 năm 1981 thăm thành phố Kiev thủ đô của Ucraina.

Tháp nghiên thứ 2 trên thế giới ở Nga - Невьянская башня

Thăm quan tháp nghiêng. Đây không phải tháp nghiêng ở Ý mà tháp nghiêng ở Nga. Đây là tháp nghiêng thứ 2 trên thế giới. Xây dựng năm 1721, tháp cao — 57,5 м, lệch đỉnh với chân 1,85 м nghiêng (3° 16').

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

VƯỢT 100 CA NHIỄM COVID-19 (22/3/2020)

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 8/12/2019. Đến nay, 186 quốc gia/ vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc.
Cập nhật lúc 21h00 ngày 22-03-2020:
  • Thế giới 312.083 người mắc, 13.199 người tử vong, trong đó:
-Italia: 53.578 người mắc; 4.825 người tử vong.
- Hoa Kỳ: 27.021 người mắc; 344 người tử vong.
188 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc: 231.029 người mắc; 9.938 người tử vong.
Việt Nam106 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
Xem ở đây