Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương

 Mạn Đê là tên một làng ở trung tâm của xã Nam trung, huyện Nam sách, tỉnh Hải dương. Mạn Đê là tên ghép của hai thôn Mạn Đê và Thạch Đê.


Công làng Mạn Đê


Hội tế lễ Thành hoàng làng Mạn Đê

Vị trí địa lí :
Phía đông giáp xã Quốc tuấn và QL37, phía nam giáp làng Thụy Trà và xã Nam hồng, phía tây giáp xã An sơn và xã Nam chính, phía bắc giáp làng Thượng Dương.

Lịch sử:
     Làng Mạn Thạch Đê đã có từ lâu đời. Tên nôm còn gọi là làng Đẻ, tương truyền từ xưa là vợ vua qua vùng đất này đau đẻ, một người làng ra trợ giúp đỡ đẻ cho vợ vua. Nhờ công đó mà vua phong và lệnh cho xây nghè để ghi nhớ công ơn đó gọi nghè bà đẻ.

     Một bộ phận người làng đi khai hoang, lập ấp xây dựng một làng Đẻ mới hay gọi là làng Đẻ Con, nay gọi là làng Nhân Hội, thuộc xã Đồng Lạc ngày nay.

     Còn tên gọi khác là làng 7 tàu. Tức là làng chuyên trồng rau riếp, mớ một mớ chỉ có 7 tàu là đủ.
Một trong những nét đặc trưng của làng đã đi vào thơ ca hò vè như:

Hay ăn làng Đẻ
Bẻ nhẽ Thụy Trà
La cà làng Hóp
Hay họp làng Xi
Hay đi làng Vạn

Giao thông:
    Đường tỉnh 390 xuyên qua làng, các đường trong làng bê tông toàn bộ, tải trọng xe 8 tấn, ngõ xóm xe 7 chỗ đi được. Phía Nam và tây có Sông bao bọc thuận lợi giao thông thủy và công tác tưới tiêu nước.

Diện tích và dân số : 
     Diện tích tự nhiên 155 ha, trong đó diện tích canh tác là 132 ha. Dân số : (theo số liệu năm 2013 ), có 49 dòng họ, 878 hộ gia đình, hơn 3200 nhân khẩu đang cư trú và hàng trăm người đi làm xa khắp mọi miền đất nước.
     Trên diện tích đất ấy có nhiều khu đống mai táng các thế hệ người xưa của làng như đống: Thái, đống Trinh, đống Túm, đống con Thuyền và đống Ngò...

Chính trị xã hội văn hóa  :
 Có 1 chi bộ với 84 đảng viên, 2 bà mẹ Việt nam anh hùng, 46 Liệt sĩ, 61 thương bệnh binh. 772 hộ đạt Gia đình văn hóa. Có thư viện, câu lạc bộ văn hóa thể thao, đài truyền thanh,  hơn 50 kĩ sư, cử nhân, 02 tiến sĩ. Phổ cập giáo dục đến phổ thông cơ sở. Mạn đê cũng đã được công nhận là “ Làng Văn hóa” năm 2011.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++  photo IMG_0034_1.jpg

Người làng Mạn Đê tặng hoa nhân ngày thành lập Đảng bộ xã Nam Trung
 photo IMG_0023_1.jpg  photo IMG_0047_1.jpg
Kinh tế: 
     Trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản là chủ yếu.  Mạn đê là làng nghề nổi tiếng trong huyện, Năm 2004 được UBND Tỉnh Hải dương công nhận là làng nghề sản xuất và xuất khẩu nông sản. Từ năm 2003 đã được Tổ chức Năng suất châu Á ( APO ) và Trung tâm Năng suất Việt nam công nhận là “ Làng Năng suất xanh”. Ngoài ra còn có nhiều nghề khác như đan lát từ cây tre, xây dựng dân dụng, thương mại, sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.

Hiện nay đường làng ngõ xóm đã tương đối khang trang, nhà tạm không còn. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết như : Môi trường, Văn hóa giao tiếp ứng xử, . .

Lịch sử văn hóa: 
      Hàng năm, ngày 10/2 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Thành hoàng của làng, đó chính là ngày hội của đình làng Mạn đê. Từ ngày 08/2 âm lịch, ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị làm rạp, treo cờ, băng rôn khẩu hiệu từ cổng làng đến khu quần thể Đình, Chùa, nhà văn hóa ở giữa làng. Từ trước đó hàng tháng, các đội tế lễ đã tập luyện cho thêm nhuần nhuyễn, tập cho một vài thành viên mới tham gia lần đầu để đảm bảo đúng nghi lễ trang trọng, cung kính với Thành hoàng, các tiết mục  múa hát chào mừng lễ hội cũng đã chuẩn bị tốt.

     Theo Ngọc phả Thành hoàng làng, Ngài là một vị tướng thuộc thời vu Lê Đại Hành giai đoạn (980-1005) có công dẹp giặc đến từ phía tây ( nước Lào ngày nay ), được vua phong thưởng chức Quan cai quản dân cư khu vực làng Mạn Đê ngày nay. Ngài mất vào ngày 10/2 âm lịch và dân làng suy tôn làm Thành Hoàng và lập Đình thờ. Các đời vua nhà Nguyễn như Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định đều có sắc phong xác nhận Công đức và địa vị của Ngài.

     Tương truyền tên húy của ngài là Chân nên dân làng thường phải kiêng tên húy gọi là cẳng.



Lễ đọc chúc văn


Đoàn tế nữ dâng hương

     Hiện nay trong làng có 4 dòng họ đã xây dựng được nhà thờ họ Đại tôn: Như họ Phạm, Họ Nguyễn Sĩ, Họ Trần và Hồ Xuân.

  
 Làng nghề “Năng suất xanh” thôn Mạn Đê (xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương) phát triển chủ yếu là sản xuất hành, tỏi khô, với hương vị, chất lượng đặc biệt hơn hẳn nơi khác. Nhờ áp dụng “năng suất xanh”, làng nghề Mạn Đê đã đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất vừa nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển bền vững.



Lễ rước kiệu


Vui Hội cờ




Cảng Đình làng



       Thôn Mạn Đê có diện tích tự nhiên gần 220 ha, có 5 đội, dân số hơn 3.000 người, chiếm gần 60% dân số trên toàn xã Nam Trung. Với thế mạnh phát triển trồng cây vụ đông là hành, tỏi trên diện tích khoảng 100 ha, cho sản lượng gần 1.500 tấn hành củ mỗi năm. Mạn Đê từ năm 1993 đến nay. Năm 2013, làng Mạn Đê đã được công nhận là làng nghề chế biến nông sản và được Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) công nhận là làng “Năng suất xanh”. Từ 30 hộ sấy ban đầu đến nay, trong thôn đã có 412 hộ tham gia nghề, thu hút gần 800 lao động, chiếm trên 50% số lao động và số hộ trong thôn. Trên địa bàn xã đã có 5 công ty tư nhân và gần chục cơ sở chuyên buôn bán các loại hàng nông sản xuất khẩu, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hóa mặt hàng.

      Mạn Đê là  thôn có địa bàn rộng, đông dân nhất của xã Nam Trung và là làng nghề chế biến nông sản, vì vậy khi Đảng ủy, UBND xã có chủ trương vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và triển khai dự án nước sạch, đồng thời chọn Mạn Đê là thôn đầu tiên thực hiện đã đạt được kết quả.
Xem về họ Hồ Xuân

     Chuẩn bị cho một năm mới với nhiều điều may mắn sẽ đến.




Đèn lồng đỏ năm nay dây lụa phía dưới được thiết kế dài với mong muốn tài lộc năm mới sẽ sung túc





Nghè bà Đẻ


 Anh Hồ Xuân Duyến



Ông Thêm


Cổng nhà thờ Họ Trần




Giỗ họ Hồ năm 2009

Toàn cảnh nhà thờ Họ Hồ Xuân

 photo IMG_1461_1.jpg

Giỗ họ Hồ năm 2015
(Một vài hình ảnh buổi dựng rạp)







Xem thêm về đất và người Mạn Đê:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét