Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Nghè Đồn thôn Đụn, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách ,tỉnh Hải Dương

NGHÈ ĐỒN

1. Tên di tích: Nghè Đồn 
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 372-VH/QĐ ngày10/3/1994
5. Địa chỉ: thôn Đụn, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách ,tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:

     Nghè Đồn thuộc thôn đụn (Đồn) xã Nam Hồng huyện Nam Sách , tỉnh Hải Dương . Nghè Đồn thờ danh tướng Đào Công Dung người đã có công giúp hai Bà Trưng giết giặc, cứu nước .Theo truyền thuyết đời Quang Vũ nhà đông hán (Trung Quốc) sau bao lần lăm le xâm lược nước ta , lần này sai Tô định sang nước ta làm Thái thú. Dưới thời Tô định đã biết bao người dân bị đàn áp, giết chóc. Trước cảnh nước mất nhà tan Hai Bà Trưng đã giấy cờ khởi nghĩa, dưới cờ khởi nghĩa của Hai bà nhân dân nhiệt tình hưởng ứng ,các anh hùng hào kiệt ở khắp nơi đều đến tụ nghĩa. Nghe tin ở đất Phong Châu có giặc, lúc ấy ở phường Hà Trung huyện Thanh Hà phủ Thiện Thiên trấn Ải Châu có gia đình họ Đào sinh hạ được năm ngừơi con trai khoẻ mạnh trí lực phi thường ,có tài thao lược, người cha tên đào Công Chung, người mẹ tên là Tạ Thị Phương sau khi nghe năm người con xin được đến đất Phong Châu cùng Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước  ông bà đồng ý .
Người con trai thứ nhất tên là: Đào Công Dung
Người con trai thứ hai tên là: Đào Công Tùng
Người con trai thứ ba tên là: Đào Công Mai
Người con trai thứ tư tên là: Đào Công Cúc
Người con trai thứ năm tên là: Đào Công Chúc
Đến đát Đồn Bối thuộc tổng Vạn tải huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách trấn Hải Dương cả năm ông đều xin nhập nghĩa quân của Hai bà Trưng, sau nhiều lần chiến đấu oanh liệt, trận cuối cùng tạiđồn bối năm ông đã anh dũng hy sinh. Ông Đào Công Dung hy sinh tại khu đồng thôn Đồn (Thôn đụn ngày nay). Sau khi chiến thắng giặc, đất nước giành được quyền tự chủ Hai Bà Trưng trở lại trận địa cũ ban cho dân làng Đồn Bối 300 quan tiền để mừng chiến thắng và làm lễ tạ, đồng thời bao phong cho năm vị là "Vạn cổ huyết thực" và giao cho thôn Đồn lập đền thờ ông Đào Công Dung , thôn Bối thờ bốn người em họ Đà , kế đó nhà vua đã phong tặng cho năm ông là : 
Ông Đào Công Dung là "Huyền thông thạch thần đại vương " 
Ông Đào Công Tùng là  "Ngô chấn thạch thần đại vương" 
Ông Đào Công Mai là " đại bi tự thạch thần đại vương " 
Ông Đào Công Cúc là " Đô ma phủ đại vương " 
Ông Đào Công Chúc là " Vi cốc thần đại vương " 
Từ đó năm vị đà trở thành thần hoàng làng đồn Bối , hằng năm cứ vào ngày 15 tháng giêng và ngày 10 tháng 2 âm lịch nhân dân hai làng tổ chức kỷ niệm ngày mất của 5 ông 
7. Hoạt động chăm sóc di tích: 
Hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trường THCS Nam Hồng đãnhận trước ban quản lí di tích tại địa phương chăm sóc ,vệ sinh khu di tích từ năm học 2008 - 2009. Thời gian qua nhà trường đã hoạt động bằng các việc làm cụ thể như sau : 
+ Cử luân phiên học sinh dọnvệ sinh trong khuôn viên khu di tích
+  Tưới , dọn cỏ ,chăm sóc cây xanh trong khuôn viên 
+ Tổ chức tuyên truyền công lao của năm vị anh hùng được thờ trong khu di tích , giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ ông, cha, ý thức bảo vệ khu di tích 
+ Trong các dịp lễ hội nhà trường cử học sinh tham ra các trò chơi dân gian như Kéo co , Bịt mắt bắt dê , bơi thuyền …
+ Đầu xuân hằng nămnhà trường phát động HS  ủng hộ cây xanh và tổ chức trồng cây trong khuôn viên khu di tích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét