Bảo tàng gia đình 5 trong một.
1- Bảo tàng gia đình
2- Nhà thờ
3- Thư viện
4- Vườn thốc nam
5- Vườn cây ăn quả
6- Ao cá và sen.
1- Bảo tàng gia đình
2- Nhà thờ
3- Thư viện
4- Vườn thốc nam
5- Vườn cây ăn quả
6- Ao cá và sen.
Ảnh ở quê
Cổng vào không có bất kỳ trang trí hoặc màu sắc nào có ghi chú, chỉ có một biển tên nhỏ gắn trên tường. Từ trong đến ngoài, tất cả đều đơn giản, tự động. Nhưng khi nghe giới thiệu, mới biết cách bài trí ở đây rất công phu và đầy ý tưởng. Từ mỗi gốc cây được trồng, mỗi viên gạch lát nền đi trong mảnh vườn xinh xắn có cái tên đầy đủ thi vị “Vườn Ký ức”, cho tới bố trí c ác kỷ vật nói lên truyền thống gia đình của ông bà Nguyễn Đại Đáp và bà Hồ Thị Chưa ở trong ngôi nhà nhỏ, tất cả đều thể hiện tình cảm sâu sắc của con cháu và suy nghĩ về tiền nhân. Đây là người đầu tiên xem cảm nhận được khi đi cổng qua vườn bên trái vào sân Bảo tàng gia đình.
Cổng vào không có bất kỳ trang trí hoặc màu sắc nào có ghi chú, chỉ có một biển tên nhỏ gắn trên tường. Từ trong đến ngoài, tất cả đều đơn giản, tự động. Nhưng khi nghe giới thiệu, mới biết cách bài trí ở đây rất công phu và đầy ý tưởng. Từ mỗi gốc cây được trồng, mỗi viên gạch lát nền đi trong mảnh vườn xinh xắn có cái tên đầy đủ thi vị “Vườn Ký ức”, cho tới bố trí c ác kỷ vật nói lên truyền thống gia đình của ông bà Nguyễn Đại Đáp và bà Hồ Thị Chưa ở trong ngôi nhà nhỏ, tất cả đều thể hiện tình cảm sâu sắc của con cháu và suy nghĩ về tiền nhân. Đây là người đầu tiên xem cảm nhận được khi đi cổng qua vườn bên trái vào sân Bảo tàng gia đình.
Quảng cảnh chung của bảo tàng gia đình
Trong thời buổi đạo đức xã hội xuống cấp, khi lối sống thực dụng ích kỷ đang làm người ta bớt hiếu thảo với ông bà cha mẹ, bớt yêu thương lẫn nhau, hiếm gia đình nào giữ được tình cảm quý giá ấy – yếu tố quan trọng nhất mà nếu thiếu thì không thể có bảo tàng này.
Bảo
tàng của tình yêu gia đình
Ông Nguyễn
Đại Đáp (1935-2006) được các cụ nuôi cho ăn học, ông tham gia công tác ở địa
phương, nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. tham gia công tác
ở Hợp tác xã thương nghiệp ở xã và ở huyện.
Bà Hồ thị
Chưa (1934-2013), tuy không được học cao
nhưng bà là mẫu người phụ nữ hết lòng yêu chồng, thương con cháu, dành tất cả
cho người thân.Ông bà đều rất giàu tình
cảm gia đình. Nền nếp hiếu thảo với cha mẹ và thương yêu lẫn nhau, hai tình cảm
ấy gắn kết gia đình thành một tế bào vững bền, tránh được sự xâm thực của mọi
thói hư tật xấu.
Bảo tàng
đề cập đến những năm đầu của thế kỷ XX,
- Đất nước
và làng xã trong thời kỳ phong kiến,
- Thời kỳ
chống pháp
- và thời
kỳ hòa bình lập lại.
- Sau đến
thời kỳ hợp tác hóa.
- Tiếp đến
giai đoạn tất cả vì miền Nam ruột thịt.
- Tiếp đến
thống nhất đất nước.
- Rồi
những năm đổi mới.
* Thư viện
mini gồm một số chuyên đề chính
- Lịch sử
Việt Nam
- Việt Nam
phong tục
- Đất và
người Nam Sách
- Tri thức
chăn nuôi và trồng trọt
- Các gương
hiếu học
- Khoa học
và công nghệ mới
* Vườn cây
thuốc nam
Trong vườn
của bảo tàng có trồng một vườn cây thuốc nam thể hiện sự phong phú
*Vườn cây
ăn quả
Mít, vải,
nhãn, xoài, chanh, khế
Đàn
ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm
Phần chính
của Bảo tàng dành để trưng bày cuộc sống của gia đình ông Nguyễn Đại Đáp.
Điều thú
vị là ở đây có rất nhiều hiện vật, chứ không chỉ có nhiều ảnh như ở không ít
nhà bảo tàng khác.
Trong các
gia đình cùng trang lứa, có lẽ gia đình ông bà Đáp hạnh phúc trọn vẹn hơn cả.
Tuy rằng con cháu họ không có ai trở thành đại gia, tỷ phú, hoặc quyền cao chức
trọng, hoặc đều là giáo sư tiến sĩ… nhưng gia đình họ hòa thuận, gắn kết, không
có điều tiếng, không con cháu nào ngang trái,… cha mẹ khi nhắm mắt xuôi tay có
thể hoàn toàn yên tâm về con cháu. Bảo tàng gia đình ông Đáp là bằng chứng của
một gia đình thành công ở một vùng quê của đồng bằng Bắc bộ.
Có lẽ ông
bà Đáp chưa hề nghĩ tới việc sẽ lập một cơ ngơi lưu giữ kỷ vật của gia đình
mình, nhưng không có tình cảm yêu gia
đình của ông bà thì không thể có bảo
tàng này. Suốt đời ông bà dày công lựa chọn, sưu tầm và lưu giữ, bảo quản các
hiện vật tượng trưng cho cuộc sống sinh hoatj của gia đình. Những năm ông đi bộ
đội xa nhà. Lo miếng cơm manh áo cho 6 người con. Cũng chẳng rõông bà dùng cách nào để bảo quản tốt những giấy tờ
ấy trong nhiều lần có biến cố, làm nhà sửa nhà. Tình yêu quý gia đình đã giúp ông
bà lưu giữ được nhiều kỷ vật trưng bày trong nhà bảo tàng này.
Tương
lai của bảo tàng gia đình
Bảo tàng
gia đình ông Đáp là bảo tàng gia đình đầu tiên ở vùng này, vì thế mọi người đều
quan tâm loại hình bảo tàng này. Làm bảo tàng gia đình là một công trình khó
khăn, phức tạp, tốn kém. Cho dù có đủ điều kiện vật chất, tài chính mà thiếu
điều kiện về con người thì cũng khó có thể làm được. Công trình này cần tới một
nhà thiết kế có hiểu biết về bảo tàng học. Bảo tàng gia đình ông Nguyễn Đại Đáp
do con cháu ông tự thiết kế về nội dung và hình thức. Con cháu ông đã bỏ nhiều
công sức và tài trí để thiết kế Bảo tàng này một cách độc đáo, khoa học, mỹ
quan.
Vấn đề
tiếp sau là cần làm gì để Bảo tàng thường xuyên có khách đến thăm. Gia đình các
con ông đều ở xa như Hà Nội, hay định cư ở Úc, định cư ở Đức; khu nhà bảo tàng
không có người trông nom, khách thăm chỉ có thể đến vào thứ Bảy và Chủ nhật;
nếu muốn đến ngày thường phải hẹn trước để gia đình cho người tới đây chuẩn bị;
việc duy trì và khai thác nhà bảo tàng hiện nay còn khiêm tốn. Khách có thể thă
quan trong lịch trình thăm quan đề thờ
lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, chùa Trăm gian xứ Đông và quần thể Côn
Sơn – Kiếp Bạc.
Gia đình
là tế bào của xã hội. Trưng bày cuộc sống gia đình là trưng bày một phần cuộc
sống của xã hội, có tác dụng giúp cho các thế hệ sau biết về các thế hệ trước,
biết về sự biến động của lịch sử dân tộc, điều đó rất bổ ích. Hiện nay rất ít
nhà có điều kiện tinh thần và vật chất để làm bảo tàng riêng; người ta hay dùng
cách xuất bản hồi ký để ghi lại lịch sử gia tộc và gia đình mình. Nhưng ngôn
ngữ bảo tàng sinh động hấp dẫn hơn ngôn ngữ trên giấy rất nhiều.
Gia đình
ông Đáp và bà Chưa thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội cũ và trong xã hội mới.
Ông là con trai út của cụ Phó lý, gia đình có nền nếp học hành. Bà Chưa là con
gái cả của một gia đình cũng khá giả, bị quy địa chủ thời cải cách, sau được sửa
sai. Cuộc sống cuộc sống của ông bà hạnh phúc. Trước và sau cách mạng, cuộc
sống của ông bà cũng có mức sống cao hơn một chút so với nhiều người khác. Cuộc
sống của ông bà trong sáng, tình cảm, đoàn kết được mọi người tin yêu.
Bảo tàng
gia đình ông Đáp góp phần tô đẹp bức
tranh xã hội của một vùng của Việt Nam. Nếu có điều kiện thì tầng lớp nào cũng
nên làm bảo tàng gia đình; miễn là phản ánh đúng thực tế. Bảo tàng gia đình dân
tộc thiểu số, bảo tàng gia đình bần cố nông… sẽ là những lớp học lịch sử tốt
nhất để đời sau biết về xã hội ta thời trước.
Bảo tàng gia đình ông Nguyễn Đại Đáp mở đầu lưu trữ mới rất thú vị và toàn bộ triển vọng trong lĩnh vực văn hóa xã hội, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam - đóng góp này rất đáng trân trọng trọng, và thực tế đã được mọi người hoan nghênh. Mong rằng sau đây sẽ có thêm nhiều bảo tàng như vậy.
Anh em con cháu trong ngày cụ già
Anh em con cháu trong ngày cụ già
Rất đẹp và ý nghĩa!
Trả lờiXóa