C146
CÙNG NHAU KỂ CHUYỆN HỘI ĐỒNG NGŨ C146 (Bản thảo)
Ngày này năm xưa.
+ Đã hơn 40 năm kể từ ngày nhập ngũ 23 tháng 7 năm 1979 các bạn thi vào Đại học KTQS và Đại học QY nhập ngũ. Các bạn về các đơn vị C9, C10, C11, C12, C13, C14, C15 và C16 thuộc Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 871, Sư đoàn 433, Quân khu 3 huấn luyện tân binh. Tổng quân số lúc đó khoảng hơn 900 người nay danh sách thu thập được 669 bạn.
+ Trước tiên chúng ta tưởng nhớ về 41 bạn cùng nhập ngũ, học tập và công tác với chúng ta nhưng không may mắn đã mất.
+ Kết quả kỳ thi Đại học năm đấy 1/3 trong toàn quốc đạt điểm cao từ 27 đến 29 điểm nằm trong khối Đoàn Đào-Đập Neo.
ĐOÀN ĐÀO
C11 ở Khả Duy; C9 ở Đồng Minh; C10 và C12 ở thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào nhé.
+ Các bạn ở C9, C10, C11, C12 đóng quân ở xã Đoàn Đào trọ trong nhà dân. Ảnh dưới là Kho gạo ở xã Đoàn Đào thời bao cấp thì nhộn nhịp nay đìu hưu quá.
+ C9, C10, C11, C12 và C16 là các bạn học khối Quân sự, C13, C14, C15 học Quân Y. Các bạn ở C13, C14, C15 và C16 ở đập Neo sống trong doanh trại trên bờ sông Neo. Ảnh dưới là khu vực đóng quân bên bờ sông Neo của lính 779 từ tháng 7 năm 1979 đến tháng 10 năm 1979.
+ C16 ở Đập Neo gồm các bạn ở Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên) và các bạn ở Hà Nam Ninh (Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình). Các bạn ở C9, C10, C11, C12 thuộc các tỉnh còn lại. Tại nơi đây huấn luyện tân binh và tổ chức đi xin tre về làm doanh trại. Giai đoạn này bộ đội phải ăn độn mì cục không bột nở và ăn sữa rút hết bơ. Các bạn ở đập Neo sau thời gian luyện tập thường xuống sông Neo tắm và bơi.
+ Hết thời gian huấn luyện tân binh bạn nào đủ điểm đi học nước ngoài về Thanh Xuân học ngoại ngữ. Các bạn đi Liên Xô vào cơ sở 2 của Đại học KTQS học tiếng Nga. Các bạn đủ điển vào Đại học KTQS và Đại học quân y về trường làm thủ tục nhập học. Các bạn đủ điểm vào các trường cao đẳng về các trường cao đẳng nhập học. Các bạn không đủ điểm thì được chuyển về các Trường văn hóa để ôn thi tiếp năm sau. Chính vì thế mà một số bạn khóa 14 nhưng lại tốt nghiệp cùng với khóa 15.
+ Các bạn đủ điểm đi học nước ngoài về Vĩnh Yên tập trung lại được phân thành khối Đông Âu và khối đi Liên Xô. Khối đi Đông Âu về Thanh Xuân học ngoại ngữ. Các bạn đi Liên Xô vào cơ sở 2 của Đại Học KTQS ở Tân Sơn Nhất học tiếng Nga thành lập Đại đội C146. Đo đồng chí Phạm Rực là Đại đội trưởng và đồng chí Hướng là Đại đội phó (cả 2 đồng chí đã về thế giới bên kia). Ở đây đánh răng dùng thuốc đánh răng bột mà nay không tìm đâu ra?
Xe ngựa Vĩnh Yên chở Lính 779
Khối đi học ở các nước Đông Âu
- Lính 779 có 59 bạn học ở Thanh Xuân (gồm cả Bộ đội cũ và Lưu học sinh). Trong đó 22 đ/c đi Ba lan, 15 đồng chí đi Bulgaria, 10 đồng chí đi Hungaria, 5 đồng chí đi Đức và 7 đồng chí đi Tiệp khắc (Cả Cộng hoà Séc và Slovakia).
Ba Lan
Lớp đóng tàu
Tiệp khắc
ảnh của Hung Phi Nguyen
- Sau này ngoài 15 đồng chí đi Bun (học tiếng Bun tại Thanh Xuân) thì nước Bul tiếp nhận thêm 90 đồng chí nữa (từ Nga chuyển sang và đâu đó hình như từ cả các trường Lục quân hay các trường khác trong nước gửi sang).
+ Bulgaria
Học Không quân tại Bul ở thành phố Pleven có 4 đ/c học tiếng Bun tại Thanh xuân gồm : Lê Xuân Hà (giám đốc A45, đ/c Nên giờ làm việc ở Bộ khoa học công nghệ, đ/c Ngọc và đ/c Chính giờ ở Đà nẵng - hình như cả 2 nghỉ hưu năm vừa rồi vì trần Trung tá), còn lại 16 người do anh Phúc (đã mất) dẫn đầu. Đoàn này có 3 đồng chí đã mất (anh
Phúc, Hoàng và Vinh râu). Còn đi Varna có Hiển, Lăng (đờ - đã mất), Quân, Lưu...
C146 ĐI BULGARIA
(България) *
Người cung cấp thông tin:
Hoàng Minh Tuấn: A10, B4, C10, D7, E871, F433
1 trong 5 người thuộc Bộ đội Đoàn Đào - Đập Neo được cử đi học Bulgaria từ đầu.
Người cung cấp thông tin:
Hoàng Minh Tuấn: A10, B4, C10, D7, E871, F433
1 trong 5 người thuộc Bộ đội Đoàn Đào - Đập Neo được cử đi học Bulgaria từ đầu.
Năm 1979 sau khi được huấn
luyện Quân Sự tại 2 địa phương gồm:
1. Thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, Hưng Yên
2. Đập Neo, doanh trại quân đội cạnh sông thuộc thị trấn Thanh Miện - huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
2 địa điểm này đều thuộc tỉnh Hải Hưng (sau này Hải Hưng tách thành Hải Dương & Hưng Yên bây giờ).
Những bạn đủ điểm đi học nước ngoài được gọi về Vĩnh Yên tập trung trước. Được chia thành 6 trung đội từ B1 đến B6.
Khối đi Đông Âu là B6 và khoảng cuối tháng 9/1979 lên xe về Hà Nội để học tiếng ở Đại Học Ngoại Ngữ tại Thanh Xuân Hà Nội.
Sau khi ghé qua đoàn 871 đón thêm các anh bộ đội cũ cũng đủ điều kiện đi nước ngoài thì B6 đủ 59 đồng chí.
Trung đội trưởng là Thượng sĩ Hưng (đi Tiệp Khắc - nay sinh sống tại Cộng Hoà Liên Bang Đức)
Trong đó:
22 đồng chí đi Ba Lan
15 đồng chí đi Bulgaria
10 đồng chí đi Hungaria
05 đồng chí đi Cộng Hoà Dân Chủ Đức
07 đồng chí đi Tiệp Khắc
1. Thôn Đoàn Đào, xã Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, Hưng Yên
2. Đập Neo, doanh trại quân đội cạnh sông thuộc thị trấn Thanh Miện - huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
2 địa điểm này đều thuộc tỉnh Hải Hưng (sau này Hải Hưng tách thành Hải Dương & Hưng Yên bây giờ).
Những bạn đủ điểm đi học nước ngoài được gọi về Vĩnh Yên tập trung trước. Được chia thành 6 trung đội từ B1 đến B6.
Khối đi Đông Âu là B6 và khoảng cuối tháng 9/1979 lên xe về Hà Nội để học tiếng ở Đại Học Ngoại Ngữ tại Thanh Xuân Hà Nội.
Sau khi ghé qua đoàn 871 đón thêm các anh bộ đội cũ cũng đủ điều kiện đi nước ngoài thì B6 đủ 59 đồng chí.
Trung đội trưởng là Thượng sĩ Hưng (đi Tiệp Khắc - nay sinh sống tại Cộng Hoà Liên Bang Đức)
Trong đó:
22 đồng chí đi Ba Lan
15 đồng chí đi Bulgaria
10 đồng chí đi Hungaria
05 đồng chí đi Cộng Hoà Dân Chủ Đức
07 đồng chí đi Tiệp Khắc
Mình là Hoàng Minh Tuấn được
cử đi học ở Bulgaria.
Lớp đi Bulgaria gồm 15 đồng chí trong đó có 5 đ/c thuộc 779 còn 10 đ/c bộ đội cũ.
Danh sách gồm:
1. Anh Huế sinh năm 1954 người Quảng Bình (đã mất);
2. Anh Độ sinh năm 1955 người Quảng Bình (đã mất);
3. Anh Trường, sinh năm 1954 người Quảng Bình giờ sống ở Sài Gòn;
4. Anh Lâm sinh năm 1955 người Hải Dương là 3// về hưu;
5. Anh Nguyễn Văn Dự, sinh năm 1957 chuyên toán Hà Tây, 4// về hưu sống ở Hà Nội;
6. Anh Bùi Tấn Hợp, sinh năm 1959, người Quảng Bình, sinh năm 1959, 3// về hưu tại Hà Nội;
7. Anh Chính, người Thanh Hoá, Sinh năm 1959, 2// về hưu sống tại Đà Nẵng;
8. Anh Trà, sinh năm 1959, người Thái Bình, 2// về hưu sống tại Nha Trang;
9. Anh Đỗ Xuân Nên, người Thanh Hoá , sinh năm 1955 (khi đi đã là 1/) chuyển ngành công tác tại Bộ KHCN đã nghỉ Hưu;
10. Anh Nguyễn Hữu Chi, sinh năm 1959, người Bắc Ninh, làm việc tại Học Viện KTQS. 4// về hưu sống tại Hà Nội;
11. Lê Xuân Hà, sinh năm 1962, Trường Ba Đình Hà nội, 4// GĐ A45;
12. Đ/c Ngọc sinh năm 1962, Thanh Hoá, 2// về hưu sống tại Đà Nẵng;
13. Đ/c Phạm Ngọc Hùng, chuyên toán Yên Phong, nay định cư tại Cộng Hoà Liên Bang Đức;
14. Nguyễn Văn Thư, chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Chuyển ngành giờ là giảng viên trường ĐH KT Quốc Dân;
15. Hoàng Minh Tuấn (người cung cấp các thông tin này), chuyên toán Hà Tây, sinh năm 1962. 4// chờ nhận sổ hưu. Làm việc tại Học Viện KTQS đến hết 2009 (Công Ty AIC). Từ 2010 đến ngày nghỉ - làm việc tại Tập Đoàn Công Nghiệp Viễn thông Quân đội;
Lớp đi Bulgaria gồm 15 đồng chí trong đó có 5 đ/c thuộc 779 còn 10 đ/c bộ đội cũ.
Danh sách gồm:
1. Anh Huế sinh năm 1954 người Quảng Bình (đã mất);
2. Anh Độ sinh năm 1955 người Quảng Bình (đã mất);
3. Anh Trường, sinh năm 1954 người Quảng Bình giờ sống ở Sài Gòn;
4. Anh Lâm sinh năm 1955 người Hải Dương là 3// về hưu;
5. Anh Nguyễn Văn Dự, sinh năm 1957 chuyên toán Hà Tây, 4// về hưu sống ở Hà Nội;
6. Anh Bùi Tấn Hợp, sinh năm 1959, người Quảng Bình, sinh năm 1959, 3// về hưu tại Hà Nội;
7. Anh Chính, người Thanh Hoá, Sinh năm 1959, 2// về hưu sống tại Đà Nẵng;
8. Anh Trà, sinh năm 1959, người Thái Bình, 2// về hưu sống tại Nha Trang;
9. Anh Đỗ Xuân Nên, người Thanh Hoá , sinh năm 1955 (khi đi đã là 1/) chuyển ngành công tác tại Bộ KHCN đã nghỉ Hưu;
10. Anh Nguyễn Hữu Chi, sinh năm 1959, người Bắc Ninh, làm việc tại Học Viện KTQS. 4// về hưu sống tại Hà Nội;
11. Lê Xuân Hà, sinh năm 1962, Trường Ba Đình Hà nội, 4// GĐ A45;
12. Đ/c Ngọc sinh năm 1962, Thanh Hoá, 2// về hưu sống tại Đà Nẵng;
13. Đ/c Phạm Ngọc Hùng, chuyên toán Yên Phong, nay định cư tại Cộng Hoà Liên Bang Đức;
14. Nguyễn Văn Thư, chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Chuyển ngành giờ là giảng viên trường ĐH KT Quốc Dân;
15. Hoàng Minh Tuấn (người cung cấp các thông tin này), chuyên toán Hà Tây, sinh năm 1962. 4// chờ nhận sổ hưu. Làm việc tại Học Viện KTQS đến hết 2009 (Công Ty AIC). Từ 2010 đến ngày nghỉ - làm việc tại Tập Đoàn Công Nghiệp Viễn thông Quân đội;
Danh sách trên các đ/c có
số thứ tự từ 1 đến 10 là các anh bộ đội cũ. Từ 11 đến 15 là học sinh phổ thông
thuộc đoàn 779.
15 đ/c sau khi sang
Bulgaria được phân bổ như sau:
1. Học ở cố đô Bulgaria - Thành phố Veliko Tưrnốpvô - Велико Търново) gồm: anh Huế, anh Độ, anh Trường, anh Dự, anh Lâm - các anh học về Công trình Quân sự;
2. Học ở trường Không Quân Pleven (Плевен) gồm các đồng chí: anh Nên, anh Chính, anh Hợp, bạn Ngọc, bạn Lê Xuân Hà;
3. Học tên lửa ở Sumen (Шумен) có anh Trà;
4. Học trường Bách khoa Sofia (София) khoa Vô tuyến Điện tử (trường dân sự) có: Hoàng Minh Tuấn, Phạm Ngọc Hùng, anh Nguyễn Hữu Chi và bạn Nguyễn Văn Thư; Trong 4 người thì Bạn Hùng lấy vợ người Bulgaria và ở lại nước bạn sau này chuyển sang Đức;
1. Học ở cố đô Bulgaria - Thành phố Veliko Tưrnốpvô - Велико Търново) gồm: anh Huế, anh Độ, anh Trường, anh Dự, anh Lâm - các anh học về Công trình Quân sự;
2. Học ở trường Không Quân Pleven (Плевен) gồm các đồng chí: anh Nên, anh Chính, anh Hợp, bạn Ngọc, bạn Lê Xuân Hà;
3. Học tên lửa ở Sumen (Шумен) có anh Trà;
4. Học trường Bách khoa Sofia (София) khoa Vô tuyến Điện tử (trường dân sự) có: Hoàng Minh Tuấn, Phạm Ngọc Hùng, anh Nguyễn Hữu Chi và bạn Nguyễn Văn Thư; Trong 4 người thì Bạn Hùng lấy vợ người Bulgaria và ở lại nước bạn sau này chuyển sang Đức;
15 người chúng tôi sang
Bulgaria được khoảng 1 tháng thì Bulgaria tiếp nhận thêm 90 đ/c thay vì đi Liên
Xô chuyển sang đi Bulgaria. Trong đó có cả Bộ đội cũ lẫn bộ đội Đoàn Đào - Đập
Neo 779;
20 người học Hải Quân
Varna (Варна) là một thành phố thuộc Biển Đen (Черно море);
14 người học ở trường Không Quân + với 6 người đã học tiếng trong nước tạo thành một nhóm 20 người học trường Không Quân Pleven (Плевен);
9 người học Sumen (Шумен) trong đó có bạn Nguyễn Trường Anh + với anh Trà đã học tiếng trong nước thành 10 người);
Các anh còn lại học ở các trường Lục Quân của Bulgaria ... mình cũng không có những thông tin chính xác;
14 người học ở trường Không Quân + với 6 người đã học tiếng trong nước tạo thành một nhóm 20 người học trường Không Quân Pleven (Плевен);
9 người học Sumen (Шумен) trong đó có bạn Nguyễn Trường Anh + với anh Trà đã học tiếng trong nước thành 10 người);
Các anh còn lại học ở các trường Lục Quân của Bulgaria ... mình cũng không có những thông tin chính xác;
Những ngày đầu mình là
phiên dịch cho đoàn vì đã học 1 năm tiếng ở trong nước;
Riêng mình có mối quan tâm
đặc biệt với đoàn đi học trường không quân Pleven. Mình hay về đây thăm các bạn...
thậm chí mua rất nhiều bia đem vào doanh trại uống trộm.
Đoàn này có 20 đ/c gồm:
1. Anh Phúc (đã mất);
2. Anh Vinh (đã mất);
3. Bạn Hoàng (đã mất);
4. Anh Hợp 3// nghỉ hưu;
5. Anh Nên, Bộ KHCN đã nghỉ hưu;
6. Anh Chính, 2// nghỉ hưu ở Đà Nẵng;
7. Bạn Ngọc, Thanh Hoá, 2// đã nghỉ hưu ở Đà Nẵng;
8. Anh Long
9. Anh Thành
10. Bạn Thành
11. Bạn Hải (đùng) người Thanh Hoá, nghỉ hưu ở Sài gòn;
12. Bạn Phan Huyền Hồng ra quân sống ở Quốc Oai, Hà Tây;
13. Bạn Sơn (khểnh) - 4// nghỉ hưu ở Hà Nội;
14. Bạn Tú;
15. Bạn Khoa;
16. Bạn Tuấn Anh, giờ định cư ở MaryLand - USA;
17. Bạn Liên;
18. Bạn Lê Xuân Hà, GĐ A45;
19. Anh Đức;
20. Anh Hợp, 3// về hưu - sống Hà Nội;
Đoàn này có 20 đ/c gồm:
1. Anh Phúc (đã mất);
2. Anh Vinh (đã mất);
3. Bạn Hoàng (đã mất);
4. Anh Hợp 3// nghỉ hưu;
5. Anh Nên, Bộ KHCN đã nghỉ hưu;
6. Anh Chính, 2// nghỉ hưu ở Đà Nẵng;
7. Bạn Ngọc, Thanh Hoá, 2// đã nghỉ hưu ở Đà Nẵng;
8. Anh Long
9. Anh Thành
10. Bạn Thành
11. Bạn Hải (đùng) người Thanh Hoá, nghỉ hưu ở Sài gòn;
12. Bạn Phan Huyền Hồng ra quân sống ở Quốc Oai, Hà Tây;
13. Bạn Sơn (khểnh) - 4// nghỉ hưu ở Hà Nội;
14. Bạn Tú;
15. Bạn Khoa;
16. Bạn Tuấn Anh, giờ định cư ở MaryLand - USA;
17. Bạn Liên;
18. Bạn Lê Xuân Hà, GĐ A45;
19. Anh Đức;
20. Anh Hợp, 3// về hưu - sống Hà Nội;
* Ảnh 1: Đoàn Bộ đội C146
đi học trường Không Quân Pleven Bulgaria. Từ trên xuống dưới & từ trái qua
phải gồm: Bạn Ngọc, bạn Hoàng (đã mất), a. Đức (A45), bạn Thành (nhỏ), a. Phúc
(đã mất), bạn Khoa, anh Thành (râu), a. Long, a. Hợp, a. Vinh (râu-đã mất), bạn
Sơn (khểnh), a. Chính (nghỉ hưu ở Đà Nẵng), bạn Tuấn Anh (định cư ở
MaryLand-USA), anh Nên, bạn Dũng (cụ), bạn Tú, bạn Hà ( GĐ A45), bạn Liên (cún)
& bạn Hải (đùng).
* Ảnh 2: Người ngồi dưới là bạn Phan Huyền Hồng, tác giả bức ảnh 19 người của ảnh 1. Người còn lại là Hoàng Minh Tuấn - tác giả bài viết này. Ảnh 2 chụp vào hè năm 1981 khi tất cả các đ/c đi Bulgaria đang học tiếng tại Sofia.
* Các bạn Nguyễn Trường Anh, bạn Roãn, bạn Hiển (chuyên toán Thái Bình), bạn Định, Thư (chuyên toán Lê Hồng Phong), bận Quân (từ điển) & các bạn hoặc các anh khác có thể hiệu đính thông tin
* Ảnh 2: Người ngồi dưới là bạn Phan Huyền Hồng, tác giả bức ảnh 19 người của ảnh 1. Người còn lại là Hoàng Minh Tuấn - tác giả bài viết này. Ảnh 2 chụp vào hè năm 1981 khi tất cả các đ/c đi Bulgaria đang học tiếng tại Sofia.
* Các bạn Nguyễn Trường Anh, bạn Roãn, bạn Hiển (chuyên toán Thái Bình), bạn Định, Thư (chuyên toán Lê Hồng Phong), bận Quân (từ điển) & các bạn hoặc các anh khác có thể hiệu đính thông tin
+ Hungaria Bạn Nguyen Huy Phuong kể đội hình đi Hung có 10 người , 5 lính trẻ, 5 lính già (gọi là già vì hơn tụi mình 2-3 tuổi chứ ngày ấy các anh ấy cũng chỉ 20-21 ). Lớp Hung bay sang Budapest đúng đêm quốc khánh 20-8. Số lượng đi Hung hàng năm chỉ khoảng 10 sinh viên và 5-6 NCS nên toàn bộ lưu học sinh và nghiên cứu sinh quân đội ở Hung ngày đó vào ở doanh trại mang tên nhà thơ lớn của Hung , doanh trại Petõfi . Năm đó có 10 người sang học dự bị tiếng 1 năm , sau đó anh Khoa vào học cao đẳng quân sự, anh Nam và Cường vào đại học tổng hợp, còn lại 7 người vào đại học kỹ thuật Budapest học các chuyên ngành kỹ thuật số, chế tạo máy , thu phát vô tuyến. Sau ngày về nước năm 1986 thì có 6 người về các trường làm giáo viên : anh Giáo và Tâm về học viện KTQS , anh Long
về trường Không quân, anh Oanh về cao đẳng Phòng không , Oánh về trường Thông tin và Nguyễn Huy Phương về trường Phòng không. Hiện nay anh Khoa,
anh Long , anh Nam đã nghỉ hưu . Phương, Linh , Cường thì đã chuyển ngành từ trước . Cả khóa còn 4 Đại tá vẫn đang phục vụ tại ngũ.
C146 ở Tân Sơn Nhất
+ Sau khi kết thúc khóa huấn luyện ở Đoàn Đào Đập Neo các bạn phổ thông thi vào Đại học KTQS về Trường tập trung tại hội trường 125. Phân ra thành 2 đoàn, đoàn 1 đi máy bay quân sự, đoàn 2 đi tàu hỏa vào thành phố HCM. Tổng số có 186 đồng chí trong đó có các bạn học sinh phổ thông và các anh bộ đội cũ vào học tiếng Nga. Hình dưới cơ sở 2 Đại học Kỹ thuật Quân sự. Nhìn rõ bên phải quả cầu là nhà ăn, phía trên là nhà ở và bên trái là giảng đường.
- Các anh bộ đội cũ có thể kể tên sau: Anh Mai, Tường, Phong, Hồng, Dùng, Tâm, Tư, Hợp, Hoan, Huề, Bằng, Mười, Hoa, Tùng, Phúc, Thanh, Thành...
- C146 vào Sài Gòn học tiếng Nga. Ở đây được phân ra thành 5 trung đội, ở trong 3 dãy nhà 2 tầng. B1-2 ở trong cùng gồm các bạn đạt điểm cao và sau bổ xung các bạn chuyên có điểm toán 9 trở lên. B3 ở nhà giữa một mình và B4-5 ở nhà ngoài cùng. Đây là cơ sở cũ của quân đội VNCH gần lăng Cha Cả. Trong cơ sở 2 có một bãi phế liệu lớn, một số anh có tài lẻ đã gò tôn thành xô, thùng chậu để dùng và sau này con mang ra Bắc làm quà.
+ Có lần một bạn khám súng đạn nổ xuyên từ tầng 1 lên tầng 2 may không có ai hy sinh. Sẽ kể về vụ này sau. Vụ này không ai bị kỷ luật. Sau đến cuối tháng 1 năm 1980, C146 được về nhà ăn tết nguyên đán. Chuyến tàu về nhà này cũng phải nói là chuyến tàu lịch sử. Người thì nằm trên ghế, người thì nằm dưới sàn. Đồ mang theo là quân tư trang cá nhân và quà từ Sài Gòn ra. Đặc biệt phải kể đến một số bạn con mang cả xà phòng nước ra làm quà nữa. Trong quá trình đi xà phòng bị chảy ra. Các em cứ kêu anh ơi nước chảy ra người em rồi. Tàu về tết nhiều cán bộ cao cấp đi trong khi đó Đại trưởng của ta có quân hàm Đại úy thôi. Thủ trưởng Rực đã nhanh trí, tháo bỏ quân hàm để điều binh khiển tướng….
C146 ở Trường Sĩ Quan Lục quân 1
+ Sau tết tháng 2 năm 1980 khối C146 vào biên chế thuộc Tiểu đoàn 5. Ở đây C146 được phân thành 6B. 5B từ cơ sở 2 TP HCM chuyển ra. B6 là anh em Quân Y chuyển đến. Sau này B6 toàn bộ đi Bulgari học các trường sĩ quan. Ở Trường Sĩ quan lục quân 1 học tiếng Nga và huấn luyện. Ở đây nhiều bạn bị ghẻ lở hắc lào. Cơm thì được dùng với món mắm tôm trộn riềng. Đại đội tổ chức đi khai thác phân xanh làm kế hoạch C (gần sân bay Hòa Lạc) . Đợt này một số bạn bị đi ngoài khi đó có tin đồn dịch tả, mọi người hoảng, đơn vị thu quân rút về không làm tăng gia nữa.
+ Học ở đây ngoài huấn luyện, học tiếng Nga và hai môm toán và vật lý cũng được hai thày là thày Bùi Việt Hà và thày Cường dạy bằng tiếng Nga.
+ Lúc này hiệu trưởng là Lưu Bá Xảo. Kết thúc đợt học tập một Trung đội được cử đi Bulgaria học tập. Đại đa số về Đội 9 và Đội 12/ Đoàn 871 để sang các trường quân sự của Liên Xô học tập. Một số học theo đường của Bộ Đại học thì về Thanh Xuân để đi Liên Xô.
Trong số các bạn đi đợt này có một số học thẳng ngay năm thứ nhất. Một số tiếp tục học thêm 1 năm học dự bị sau đó mới vào năm thứ nhất.
C146 được phân đi các thành phố thuộc Liên Xô
Trường đen, Trọng Hùng, Bằng (lính cũ), Nguyễn Cảnh Đức (lính cũ), Đinh Thế Cường, Đinh Lê Quân (Quân choắt), Tông Viết Trung, Quang Sơn, Nguyễn Hùng, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Vũ, Lê Việt, Hồng Thanh Quang,Ngô Phúc Cường, Ngô tự Lập, Vũ Quốc Thành, Trần Phương Đông, Phong, Huyên, Mạnh Hùng, Trần Duy Lai, Phương, Trường Anh.
Mátxcova
MGU:
Thành béo, Lai còm, Sơn
Trường điện (MEI)
Lê Việt nay là Tổng giám đốc Tecapro, Trường đen nay là Thiếu tướng Ban cơ yếu Chính phủ, Trọng Hùng làm ở Cục Tiêu chuẩn đo lường Quân đội sau chuyển ra Bộ Công Thương, Cuong
Phuc Ngo và bạn Tuấn ....
Cầu đường(MADI)
- Học xây dựng sân bay có: Anh Nguyễn Hữu Vinh (lính cũ), Nguyễn Nhật Quang (Hải Phòng-đã mất), Bùi VănTiến, Nguyễn Thanh Tịnh và Nguyễn Đình Hào.
- Học ngành Máy xây dựng và làm đường có: Lê Đỗ Long (Hà Nội-đã mất 1987), Nguyễn Đại Điền, và Lê Hoài Nam.
Bưu điện:
Vinh, Vũ Mạnh, Đỗ Văn Đạt
Ô tô (MAMI)
Phạm Anh Quân (Quân đùng), Nguyễn Trịnh Công và Bùi Hữu Trường
Leningad
- Học dân sự có Nguyễn Hải Anh và Phạm Phú Thanh - ở trường Đóng tàu.
- Trường Điện: Vũ Anh Tuấn, Cương và Minh.
- Hải quân ở Pushkin (Ngoại ô) có a Thuỷ, Thắng con (Nguyễn Phúc Thắng đang làm ở Ba son).
·
Hàng không có Lê Quốc Khánh, Bình Móc Cống và Học từ dự bị Kiev về
Ri ga -Trường Hàng không
Trần Văn Vĩnh, Trần Đăng Sơn và Thắng...
Trần Văn Vĩnh nay là Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai
Ôdetxa
- Đỗ Văn Thanh, Đặng Thanh Hải, Nguyễn Công Tuân, Nguyễn Xuân Thủy.
- Nguyễn Hùng, Nguyễn Vũ, Ngô Thế Bình, Hoàng Quốc Hùng, Đinh Tiến Sơn, Trịnh Quốc Dũng, Đào Quang Minh, Nguyễn Văn Quảng
10
CHÀNG KỸ SƯ TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG ODESSA
Sau 1 năm học ngoại ngữ
(tiếng Nga) và huấn luyện quân sự tại Cơ sở 2 Đại học Kỹ thuật Quân sự ở Sài
gòn và ở trường Lục quân 1 (Sơn Tây) 20 đứa chúng tôi được chọn đi học thẳng tại
Liên xô. Đó là: Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh Thế Cường, Tống Việt Trung, Đặng Hồng Quang
(Hồng Thanh Quang) và Nguyễn Sơn Dương học tại trương thông tin liên lạc ở
Ulianopsk; Vũ Minh Dân, Đào Xuân Nghiệp, Thiều Quốc Hân, Trần Bộ và Lưu Vũ Hải
học tại trường Pháo binh Pen-za; còn chúng tôi đi học về tên lửa phòng không gồm
10 người: Đào Quang Minh, Nguyễn Công Tuân, Đỗ văn Thanh, Lê Bảo Hà, Ngô Thế
Bình, Lương Việt Hoa, Nguyễn Văn Quảng, Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hùng và Lã Xuân
Dũng.
Đấy là sơ qua thành phần
nhóm đi học thẳng năm đấy. Còn bây giờ mình kể kỹ hơn một chút về 10 thằng đi học
Tên lửa.
Theo phân công thì 10 đứa
chúng tôi sẽ đi học ở Minsk (Belarus). Nếu nhớ không nhầm thì tầm 20-21/8/1980,
cả 20 đứa đi học thẳng tập trung về Đoàn 871, chờ máy bay để bay đi Liên xô. Vì
thời gian đó căng thẳng với Trung quốc nên việc bay sang Liên xô gặp nhiều khó
khăn, có được chuyến nào đi chuyến đấy chứ không xác định được lịch bay chính
xác, lúc thì bay qua đường Khabaropsk, lúc lại bay qua đường Ấn độ hoặc
Pakistan. Và việc của chúng tôi là cứ tập trung ở 871, ăn và chờ đợi. Đoàn của
chúng tôi ngoài 10 đứa ra còn có mấy anh sang nghiên cứu sinh do anh Quý ở bộ
môn Tên lửa (ĐHKTQS) làm trưởng đoàn. Ngày 30/8 chúng tôi được lệnh lên đường,
hình như trùng với ngày đón Phạm Tuân và Gorbatko về Việt nam.Hồi ấy không bay
thẳng được như bây giờ, phải dừng tiếp xăng 2 chặng: ở Bombay và ở đâu đấy nữa
không nhớ (hình như là Tashken).
Cả đoàn đến Moscow vào
buổi sáng và được đưa về nghỉ tại khu ký túc xá của Cục 10. Theo kế hoạch, đoàn
chúng tôi sẽ ở lại Moscow vài ngày sau đó sẽ đến Minsk. Nhưng thật bất ngờ,
ngày hôm sau chúng tôi được thông báo có sự thay đổi: 10 đứa chúng tôi sẽ không
học ở Minsk nữa mà chuyển về học ở Odessa (thuộc Ucrain). Lý do: tại trường PK
Odessa có 2 nhóm học viên của Ethiopia (sẽ học năm thứ nhất) và Siria đánh nhau
đến mức nhà trường phải báo cáo lên cấp trên và trên quyết định chuyển toàn bộ
số học viên Ethiopia sẽ học năm thứ nhất sang học tại Minsk. Và như vậy chúng
tôi mất chỗ ở Minsk và phải chuyển về Odessa để học. Đây là điều không mong muốn
vì không ai chuẩn bị cho điều này. Trước đó chúng tôi đã tìm hiểu thì được biết
trường ở Minsk quy mô hơn và lại ở thủ đô (của Belarus) nên chắc sẽ hay hơn.
Nhưng còn một điều không may nữa đến với tôi là đại diện Cục 10 thông báo là
ngay tối hôm đó có 2 vé tàu đi Odessa nên sẽ có 2 người phải đi ngay. Đến giờ
tôi cũng không còn nhớ lại tại sao tôi và Bình mẩu (Ngô Thế Bình) lại được chọn
để đi ngay tối hôm đó. Thế là chưa kịp biết gì về Moscow, tôi và Bình tối hôm
đó phải ra ga lên tàu đi Odessa. Sau 1
đêm và 1 ngày (chắc khoảng 24 tiếng) chúng tôi đến Odessa. Cứ tưởng sẽ có người
đón nhưng 2 đứa đứng ở ga gần tiếng đồng hồ cũng chả thấy ai đón cả, mà với vốn
liếng tiếng nga hồi ấy thì cũng không biết hỏi như thế nào. May quá, có một người
đàn ông thấy chúng tôi đứng xách vali lơ vơ cả tiếng trên sân ga nên mới đến hỏi.
Vì trước đó không có sự chuẩn bị nên chúng tôi cũng không biết sẽ học ở trường
nào, địa chỉ ở đâu, sau một hồi giải thích thì ông ta hiểu chúng tôi là những học
viên trường quân sự. Ông ta nói là tao có biết 1 trường quân đội có người Việt
nam, tao sẽ chở chúng mày đến đó. Tôi vẫn nhớ và ấn tượng đến bây giờ về lòng tốt
của người dân Liên xô thời đó. Ông ta cho chúng tôi đi nhờ và chở đến trường.
Sau một hồi giải thích gì đó thì cuối cùng lính gác cũng cho chúng tôi vào trường,
dẫn đến ký túc xá có học viên Việt nam. Thời điểm chúng tôi đến cũng là lúc các
anh học viên đi xuống tập trung đi dạo (progulka), 2 bên nhìn thấy nhau nhưng
chả ai hỏi ai. Sau này các anh giải thích là tưởng bọn tôi là người Lào hay
Campuchia nên không để ý vì không nhận được thông báo gì cả. Sau khi được các
anh cho ăn bữa tối và hứa sáng mai sẽ tìm hiểu cụ thể xem chúng tôi thuộc trường
nào, chúng tôi được bố trí ở tạm trong một phòng. Mấy ngày hôm sau 2 thằng
chúng tôi vẫn phải tạm trú như vậy vì cả 2 trường đều không có thông tin gì về
lớp chúng tôi cả. Thế là cứ phải ở nhờ đấy, may mà trường đấy (trường Binh chủng
hợp thành mà chúng tôi quen gọi tắt là trường Tăng) có chế độ ăn theo kiểu
lính, cứ vào nhà ăn là ăn thôi không phải mua xuất như các nơi khác. Sau khoảng
3-4 ngày mới thấy 2 anh ở trường bên cạnh sang đón chúng tôi về. Hóa ra lúc đấy
Cục 10 mới thông báo sự việc đến trường Phòng không (mọi người hay gọi là trường
Tên lửa) và bên đấy mới cho người sang đón 2 thằng chúng tôi. Đoạn này kể hơi
dài dòng một chút vì đây là kỷ niệm đầu tiên của tôi nơi đất khách quê người. Mọi
người thông cảm nhé!
Về trường của mình được
vài hôm thì 8 thằng còn lại mới đến. Số bọn đấy sướng! Được chơi thoải mái ở
Moscow, đến nơi lại được đón tiếp tử tế.
Nghỉ ngơi mấy hôm,
chúng tôi được triệu tập lên và phân chia thành 2 lớp. Không biết sự phân chia
này là do phí Việt nam làm từ trước hay là trường tự làm. Một lớp học về điều
khiển, lớp còn lại học về bệ phóng và đạn tên lửa. Cũng nói thêm một chút, trường
này đào tạo 2 hệ: hệ kỹ sư học chính 5 năm (những khóa sau chỉ còn 4 năm) và hệ
chỉ huy học chính 4 năm. Chúng tôi thuộc hệ kỹ sư.
Lớp điều khiển gồm có:
Minh, Tuân, Thanh, Hà và Bình;
Lớp đạn bệ gồm có: Hoa,
Quảng, Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hùng và tôi: Lã Dũng;
Sau khi phân lớp xong
chúng tôi nói là được cử sang đây học thẳng năm thứ nhất. Nhà trường rất ngạc
nhiên vì chưa thấy chuyện đó bao giờ. Thường thì Việt nam mình ngoại ngữ rất
kém, kể cả sau 1 năm dự bị rồi vẫn còn rất khó khăn trong học tập vì ngoại ngữ.
Bây giờ lại thấy mấy thằng nói sang học thẳng năm thứ nhất nên không tin. Nhân
cơ hội đấy chúng tôi cũng giả vờ ú ớ (mà có lẽ ú ớ thật), thế là nhà trường quyết
định: phải học dự bị. Trúng kế của bọn tôi! Thế là chúng tôi có 1 năm học tiếng
thật thoải mái và nhẹ nhàng. Sau này hỏi lại thì chỉ có mấy đồng chí ở Penza phải
học luôn năm thứ nhất, còn mấy bạn ở Ulianopsk cũng học dự bị luôn.
Về học tại Odessa ngoài
chúng tôi ra còn có mấy bạn C146 được cử đi học đường dân sự (số bọn đấy sướng!!!).
Ở trường Bách khoa có: Trịnh Quốc Dũng, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Vũ; Trường Tổng
hợp có: Đinh Tiến Sơn và Đặng Thanh Hải. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có giao
lưu với nhau.
Sau 6 năm học, chúng
tôi về nước nhận nhiệm vụ. Thời gian đấy, theo chủ trương của Bộ Quốc phòng, tất
cả học viên đi học về phải đi đơn vị. Thế là 10 đứa chúng tôi được phân đi mỗi
đứa 1 nơi. Tôi và Bình mẩu (không hiểu sao số 2 thằng hay dính với nhau) được
phân về E267, F365 ở Bắc giang; Hoa và Hà về E274, F377, Hùng to về F363, Minh,
Quảng, Hùng con về F361; Thanh về E261, F367 (vì lấy vợ người Sài gòn); Còn Tuân về đâu nhỉ (Tuân bổ sung nhé).
Tôi (Lã Dũng) được bổ
nhiệm Đại đội phó Đại đội Vô tuyến, Tiểu đoàn 5, đóng ở bên này Cầu Lường thuộc
Lạng Sơn. Sau 2 năm (1986-1988) tôi được điều về làm giáo viên Bộ môn Kip Đạn,
Khoa Tên lửa, trường Trung cấp Kỹ thuật Phòng không của Quân chủng Phòng không
(1988-1991). Năm 1991 tôi xin đi học cao học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau
khi tốt nghiệp cao học, tôi xin về Viện Kỹ Thuật Quân sự II. Năm 2000 chính thức
về Tecapro và ở đó cho đến nay.
- Vật lý ở Tổng hợp Belarus (Minsk), có Lê Như Hùng, Trần Thành Vinh, Hoàng Xuân Hồng và Trần Phương Đông.
+ Ở Minsk lúc đó còn có nhóm C146 học dự bị tiếng (TH Belarus), gồm: Đào Đại Phong, Lê Tuấn Khanh, Nguyễn Văn Quang, Hoàng Văn Hiền, Nguyễn Ngọc Đàn (sau học Bách Khoa Belarus).
Kishiniov:
Dũng khỉ, Phạm Tiến Dũng, Phương
Kharkov:
Bách khoa Kharkov khóa 14: có anh
Huy, Quân Choắt, Ninh quại
Kiev
- Trường SQ Tăng: Dùng...
- Tổng hợp: Anh Tư
+ Ulianlop
-Cường khàn
+Ulianovsk có bạn Nguyễn Mạnh Hùng nay là UVTUĐ Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, Đinh Thế Cường, Tống Viết Trung, Nguyễn Sơn Dương và Hồng
Thanh Quang Đại tá trong quân đội và nay là Tổng biên tập Báo Đại đoàn kết.
+ Penza
-Nghiệp, Thiều Quốc Hân
Nguyễn Hồng Vân
+Kazal
+.........
+ Bacu
Bạn Biên Lê kể năm 1980 sang Bacu chính thức chỉ có 18 bạn từ Lục quân đi, sang đó được bổ sung thêm 20 bạn nữa đã học xong năm thứ nhất Học viện, các bạn này có điểm thi đại học đạt 21 điểm. Sang Nga 38 người được chia đôi thành 2 trung đội trong đoàn Trường Cao đẳng Hải quân Bacu. Ảnh dưới là các bạn đi nghỉ đông. Ảnh do bạn Lê Kỳ Biên cung cấp.
Hai B này quân ngang nhau, B5 và B6. B5 trung đội trưởng là anh Dương Tuấn khóa 76-82, B phó là anh Thái mít, TMP Hải Quân, B6 trung đội trưởng là anh Nhất và phó là anh Nhiên PTL Hải Quân! Được chia đều thành các lớp, mỗi lớp 5 người gồm các chuyên ngành:
Tên lửa tàu nổi, kỹ sư hàng hải, vũ khí dưới nước, mìn, thủy văn. Riêng lớp kỹ sư hàng hải đông nhất là 10 người. Còn lại là 5. Tuy nhiên trong cả 6 năm học cũng có 4 bạn do sức khỏe nên về nước sớm....Bổ xung thêm lớp thủy âm nữa! Anh em Bacu trải qua nhiều thăng trầm. Bây giờ cũng hay tổ chức gặp gỡ hàng năm! Các khóa Bacu khác, chuẩn đô đốc nhiều, cao nhất là đô đốc Hiến. Khóa 80-86 không được phát lắm. Hải quân Bacu là trường quản lý chặt nhất. Đoàn VN có hẳn một trung tá sang làm đoàn trưởng. Mọi chế độ trong ngày và học tập duy trì như Hải Quân Nga!
B6/C146
Bạn Hoàng Khắc Thúy kể sau khi huấn luyện tân binh 3 tháng tại Đoàn Đào - Đập Neo. Những người trúng đủ điểm đậu vào ĐHQY về làm thủ tục nhập trường. Khóa 14 QY có 4 lớp 14A, 14B, 14C, 14D bao gồng cả những người đạt 21,5 điểm trở lên (Điểm chuẩn đi nước ngoài). Nhưng từ năm 1980 trở đi, ĐHQY không cử lưu học sinh đào tạo bên ngoài. Tháng 2/1980 (29 người đạt 21,5 trở lên) nhận được lệnh đều động chuyển công tác ngay sau khi ăn tết âm lịch xong. Biết là được đi nước ngoài nhưng phải chuyển sang ngạch kỹ thuật quân sự nên 1 người xin chịu kỹ luật kiển trách và ở lại tiếp tục học làm BS. Chỉ còn 28 người tập trung về Tiểu đoàn 5 trường SQ Lục Quân 1, thành lập B6, sát nhập với 5B của C146 vừa từ Miền Nam ra (C146 có thêm một trung đội của QY) Học xong ở Lục Quân 1, có 5 người được cử sang Bungari (Thuộc người Hà Nội) là: Sơn (Khểnh), Tuấn Anh, Tú, Hoàng, Khoa . Số còn lại sang Liên xô gồm :
- Hải quân Bacu: Hoàng Tiến Tùng (Tùng cháy-Học sinh chuyên toán Thái Phiên, Hải Phòng), Thúy, Hòa, Thăng;
- Phòng hóa Tambov: Hưng
- Lenigrad Điềm (Công trình hải quân) Lữ đoàn 125?
- Xăng dầu Ulianov Trung râu (Học sinh chuyên toán Thái Phiên, Hải Phòng) - Cục trưởng Hải Quân), Khuê GĐ trung tâm nhiệt đới Việt Nga ?
-Còn lại đa phần là các anh lính cũ không thuộc anh em 779.
Đại học Kỹ thuật Quân Sự (nay Học viện KTQS)
Các bạn đỗ điểm học trong nước được phân theo các chuyên ngành Súng Pháo, Công Sự, Điện, Toán......
+ Cùng với C146 ở cơ sở 2 còn có 1 số lớp khoa Công Trình ( Cầu, Đường Sân bay, Công sự K14 ) học 2 năm 1979-1981 thì ra Vĩnh Yên học tiếp năm thứ 3.
SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA CÁC BẠN
+ Sau 5 và 6 năm các bạn đồng ngũ đã tốt nghiệp trở thành những kỹ sư trẻ phục vụ quân đội, một số bạn xin chuyển ngành. Nhiều bạn sang chiến trường Camphuchia, đi biên giới... những người lính 779 đều trưởng thành đã đóng góp tích cực cho nhiều ngành xây dựng đất nước.
+ Các bạn trở thành các doanh nhân…như anh Vũ Văn TiềnTổng GĐ GELEXIMCO, Lê Việt TECAPRO, Tô Dũng Chủ tịch HĐQT Công ty Xuân Cầu.
+ Bạn Trần Văn Vĩnh làm ở Vietnam airline sau được bầu làm Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai;
+ Các bạn được phong hàm Thiếu tướng: Mai Hồng Bàng, Quyết, Sơn, Nghiệp, Tùng, Khánh, Trường đen……
Ảnh dưới chụp các bạn dự Đại hội đại biểu Quân đội.
Hàng 1 từ trái qua phải Sơn , Trường, Khánh, Hùng, Bàng, Quyết, Bảo.
Sau: Liêm, Cường, Đức, Lê Việt, Sơn, Dũng, Thái, Tịnh
Ban liên lạc của Hội
+ Đặc biệt phải kể đến anh Lê Việt, Lã Dũng
Ảnh dưới bạn Lê Việt trao quỹ khuyến học trong đợt về nguồn 23 tháng 7 năm 2009
Danh sách ban chấp hành
Gặp gỡ giao lưu hàng năm
+ C146 tại Hà Nội tổ chức tụ tập lần đầu tiên đâu vào 23/7/1989 tại Viện KTTT (sát Pháo Đài Láng, nơi Nguyễn Mạnh Hùng đang công tác hồi đó), năm sau cũng ở đấy rồi các năm sau mới chuyển sang các nơi khác.
+ Năm 1993 khi Nguyễn Mạnh Hùng đi Úc thì "cờ" được chuyển cho các AE ở Tecapro Hàng Cháo (hình như số nhà 40 thì phải, nhà La Xuan Dung và cũng là VP của Tecapro IT HN) và 24 Nguyễn Trường Tộ các năm sau này (cho tới nay).
+ C146 tại HCM tụ tập lần đầu tiên vào 23/7/1992 tại nhà hàng Phú Nhuận và các năm kế tiếp, cho tới năm 1998 thì tụ chung với các bạn học trong nước của k14 ĐH KTQS và ĐHQY.
+ Cả HN lẫn HCM thì C146 mỗi năm gặp nhau 2 lần vào dịp 23/7 và 22/12, về sau hội k14 cũng đều tụ vào các dịp như vậy... …………..
Năm 2008 tổ chức tại phố Đại La-Hà Nội
Năm 2009 tổ chức về nguồn tại Đoàn Đào và Đập Neo
Năm 2013 tổ chức tại Học viện KTQS
Năm 2014 tổ chức tại Đầm Vạc –Vĩnh Yên
Năm 2015 tổ chức tại nhà hàng Sen Đầm Trị và Xanh Villa
Năm 2016 tổ chức tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
(Lính 779 các nơi khác như Thành phố HCM, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nha Trang không về Hà Nội cũng tự tổ chức chung vui nhân sự kiện này). Ảnh dưới là các bạn ở Hải Dương tổ chức gặp mặt.
Mục tiêu của Hội
- Gặp gỡ giao lưu ôn lại những kỷ niệm đẹp ngày xưa khi thiếu thốn về vật chất, xây dựng những giá trị tinh thần làm tăng thêm giá trị cho cuộc sống.
- Giúp đỡ và động viên nhau khi có thể.
Phương hướng tương lai
- Tiếp tục liên hệ với nhau, xây dựng tình đoàn kết tạo thêm những giá trị tinh thần làm tăng thêm giá trị cho cuộc sống.
(Bản thảo sơ bộ đề nghị các bạn tiếp tục đóng góp tư liệu và cho ý kiến để có bản đầy đủ hơn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét