Cơ sở bảo đảm công binh trong chiến tranh
Thành công trong chiến tranh hiện đại
đạt được bởi sự kết hợp chung sức mạnh của toàn quân trên tất cả các mặt bảo
đảm cho hoạt động của trận chiến. Một trong các mặt quan trọng bảo đảm trong
trận chiến đó là bảo đảm công binh.
Dưới khái niệm bảo đảm công binh của
chiến tranh hiện đại của binh chủng hợp thành, hiểu rằng đó là tổng hợp những
nhiệm vụ và biện pháp để hoàn thành chức năng của bộ đội và bộ đội đặc biệt.
Bảo đảm công binh được tổ chức với
mục đích:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
kịp thời và bí mật cho bộ đội cơ động, triển khai, cơ động hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
- Nâng cao hiệu quả bảo vệ bộ đội và
trang bị khỏi phá hoại của tất cả các loại vũ khí;
- Làm thiệt hại cho đối phương về vũ
khí đạn dược;
- Cản trở hành động và cơ động của
địch.
Bảo đảm công binh bao gồm việc chuẩn
bị và thực thi các biện pháp công binh tổng hợp và các nhiệm vụ, thực hiện mệnh
lệnh của người chỉ huy trong từng trận
chiến khác nhau, cũng như trong khi di chuyển và bố trí bộ đội tại chỗ.
Có thể xem xét trước những đặc điểm
chính của chiến tranh hiện đại đặt ra yêu cầu
bảo đảm công binh cho bộ đội tham gia chiến đấu:
- Tổ chức bảo đảm công binh phải phù
hợp với ý định của người chỉ huy và điều kiện đóng quân;
- Sẵn sàng chiến đấu cao của các đơn
vị và các phân đội công binh trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh;
- Phát huy tính độc lập tối đa các
quân và binh chủng và lực lượng đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công
binh;
- Bí mật thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
công binh trong thời gian được giới hạn với việc ứng dụng rộng rãi các loại vũ
khí.
Mục tiêu bảo đảm công binh cho bộ đội
trong chuẩn bị và chiến đấu đạt được bằng cách thực hiện một loạt các biện
pháp, trong số đó có các biện pháp cơ bản là:
1. Trinh
sát công binh của kẻ thù, địa hình và các đối tượng;
2. Xây
dựng công sự tuyến phòng ngự và khu vực bộ đội đóng quân, các khu vực triển
khai kiểm soát;
3. Bố
trí và cung cấp vật cản công binh và sản xuất chướng ngại vật phá huỷ;
4. Phá
huỷ (khử độc) mìn hạt nhân của kẻ thù;
5. Xây
dựng và bảo vệ nối đi qua bãi mìn và vật cản;
6. Dò
gỡ mìn trong địa bàn tác chiến;
7. Xây
dựng nối đi qua chướng ngại vật;
8. Chuẩn
bị và bảo quản đường hành quân cho bộ đội, vận chuyển và sơ tán;
9. Trang
thiết bị và bảo đảm cho vượt sông;
10. Biện
pháp công binh để ngụy trang quân, công trình và trang bị;
11. Biện
pháp công binh để bảo đảm phân đội trực thăng chiến đấu;
12. Biện
pháp công binh để loại bỏ những hậu quả của tấn công hạt nhân;
13. Tìm
kiếm, khai thác, lọc và cung cấp nước dã chiến.
Khối lượng và biện pháp để thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm công binh trong từng trường hợp phụ thuộc vào loại và phạm vi
hỗ trợ chiến đấu và điều kiện tình huống. Trong trường hợp này tất cả các nhiệm
vụ được thực hiện với sự tính toán việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt
nhân. Ảnh hưởng chủ yếu đến thực hiện nhiệm vụ công binh đó là :
- Điều
kiện tác tác chiến;
- Đặc
điểm địa hình;
- Sự
khác biệt và trình độ kỹ thuật ứng dụng vũ khí công binh;
- Biện
pháp công binh của đối phương sử dụng.
Trinh sát công binh
Trinh sát công binh được tiến hành
bởi trinh sát công binh và các đơn vị công binh khác một cách độc lập và trong
bộ phận của cơ quan trinh sát các quân binh chủng để hoàn thành việc thu nhận
được những thông tin về đối phương và địa hình. Trinh sát được tổ chức bởi
người chỉ huy công binh, cũng như chỉ huy và tham mưu bộ phận ( tổ ) công binh.
Xây dựng công sự tuyến phòng ngự và
khu vực bộ đội đóng quân, các khu vực triển khai kiểm soát
Nhiệm vụ này tính toán xây dựng hệ
thống công sự khác nhau để sử dụng hiệu quả vũ khí và phương tiện chiến đấu,
nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và trang bị, nâng cao tính ổn định trong chỉ
huy, và bảo vệ bộ đội dưới mọi hình thức phá hoại.
Đặc tính, trình tự và thời gian xây
dựng công sự được xác định bởi người chỉ huy bộ đội chung.
Bộ đội tiến hành xây dựng công sự
trận địa với sự an toàn tối đa trong khi sử dụng và nguỵ trang được địa hình,
ranh giới tự nhiên và vật cản, cũng như sử dụng rộng rãi các thiết bị cơ giới
hoá, vật liệu nổ, bản đồ và vật liệu tại chỗ.
Vật cản công binh và công binh phá
hoại
Vật cản và sự phá hoại được bố trí trong tất
cả các trận đánh với mục đích: gây sự thiệt hại cho đối phương, phá hỏng thế
trận chiến dấu của địch, làm tê liệt tính cơ động, cản trở đường tiến quân và
buộc chúng đi theo đúng hướng phòng thủ của ta, tạo điều kiện thuận lợi để phá
huỷ vũ khí hạt nhân, lực lượng hàng không, hoả lực và vũ khí nhỏ của chúng.
Vật cản công binh được bố trí:
- Mìn
nổ
- Vật
cản không nổ
- Hỗn
hợp
Chúng được hình thành theo phương
hướng và ranh giới. Trong những đường hẹp, nơi giao cắt đường và ở những nơi
khó đi vòng tránh tạo ra các nút vật cản. Bố trí vật cản nổ theo khoảng cách nổ
và theo diện tích.
Thành phần chủ yếu vật cản công binh
là các bãi mìn, đặc biệt là chống tăng, và ở đâu dự tính lực lượng lớn của kẻ
thù.
Đối với bố trí vật cản nổ và sản xuất
vật cản phá huỷ liên quan đến đơn vị công binh, mà sử dụng nhiều nhất là thuỷ
lôi, cũng như các thiết bị nổ từ xa. Thiết bị nổ từ xa sản xuất bởi công binh
như đạn dược, đạn pháo, tên lửa.
Đối với vật cản không nổ liên quan
chủ yếu đến bộ phận nhỏ bộ đội và bộ đội công binh với những phương tiện vũ
trang.
Tiêu huỷ mìn hạt nhân của đối phương
Tiêu huỷ ( khử độc) mìn hạt nhân của
đối phương thực hiện bởi bộ phận bộ đội công binh, mà nằm trong đội mở đường,
bộ phận tấn công xung phong.
Vượt qua bãi vật cản nổ phía trước
tiền duyên phòng ngự của địch tiến hành bắt đầu trận đánh hoặc trong khi ứng
dụng lưới rà phá bom mìn, rà phá bom mìn, thiết bị rà phá bom mìn kéo dài và
cầm tay.
Xe tăng và thiết bị quân sự khác sử
dụng lưới rà phá riêng, loại bỏ vùng bom mìn trên hướng tiến của nó một cách
độc lập.
Vượt qua chướng ngại vật sử dụng bộ
đội đặt cầu, cầu cơ giới, xe tăng, xe cơ giới có lắp thiết bị ủi, phá nổ, làm
đường.
Vật cản và bom mìn phá huỷ trong
đường tiến công bộ đội đi vòng tránh theo hướng đi trinh sát, còn nếu không thể
tránh được thì phải khắc phục trên lối đi qua.
Chuẩn bị và bảo dưỡng đường tiến công
Đường di chuyển chủ yếu, vận chuyển
và sơ tán, cũng như các con đường tiếp cận chỉ huy được chuẩn bị và bảo dưỡng
bởi lực lượng công binh làm đường.
Đường đi đến các khu vực đóng quân
của đơn vị chiến đấu, lực lượng đặc biệt và hậu cần cần được chuẩn bị theo kế hoạch
hành động. Để bảo đảm trực tiếp cho bộ đội tiến quân theo hướng đối mặt trận
đánh, trong khi tiếp cận và di chuyển xây dựng đội mở đường. Trong đội đó bao
gồm cả bộ đội chiến đấu, nhưng thành phần chủ yếu là đơn vị công binh làm
đường.
Trang thiết bị và bảo đảm vượt sông vượt sông
Trong vượt sông của bộ đội trước hết
sử dụng cầu phao quân sự và thiết bị vượt sông. Đồng thời bộ đội cần phải sử
dụng tất cả trang thiết bị và phương pháp vượt sông, trong đó bao gồm cả việc
chiếm hữu các cầu hiện có và các công trình thuỷ.
Để vượt sông bộ phận, đơn vị đầu tiên
tham gia trang thiết bị và bảo quản duy trì vượt sông. Ngoài ra trang thiết bị
dự phòng và thiết bị vượt sông giả mạo.
Nhiệm vụ chủ yếu bảo đảm công binh
vượt sông đó là trang thiết bị và bảo trì vượt sông.
Biện pháp công binh ngụy trang
Biện pháp công binh ngụy trang thực
hiện với mục đích bảo đảm tre dấu địa bàn đóng quân (hành quân), tấn công bất
ngờ, và bảo vệ khả năng chiến đấu của bộ đội
Xem thêm
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét