Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

30 THÁNG 4 NGƯỜI TRONG CUỘC KỂ CHUYỆN

Buôn Ma Thuột - 1975
Đầu năm 1975 thành lập Bộ chỉ huy quân sự, chỉ huy trưởng là Thiếu Tướng Lê Trọng Tấn, Chính ủy Thiếu tướng Lê Quang Đạo. Trong BCH có các Ban đại diện cho các quân binh chủng. Ban Công binh do Thượng tá KS Nguyễn Thuận, Phó Tư lệnh làm Trưởng ban và các thành viện TS Nguyễn Quan Hân (Khoa học tác chiến Công binh), KS Nguyễn Xuân Phúc (Cầu đường, vượt sông), KS Lê Văn Trung (Bom mìn, vật nổ) và KS Nguyễn Văn Minh (Công sự).


Tấn công trại Mai Hắc Đế - Buôn Ma Thuột

Thắng lợi to lớn của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Do chiến thắng Buôn Mê Thuột, ta thừa thắng xông lên, từ Đà Nẵng vào cho đến hết chiến dịch hầu như ta sử dụng bản đồ chiến lợi phẩm của địch.
Khi đến núi Chứa Chan (Đồng Nai) có tin địch sử dụng bom CBU-55 có tác dụng sát thương phạm vi đến 1.000m. Nhưng qua nghiên cứu của các kỹ sư công binh khẳng định bom CBU-55 có khả năng sát thương trong phạm vi đường kính 100 m, căn cứ vào kết luận này, Mặt trận quyết định không giảm nhịp độ tấn công của các Quân đoàn.
 Giải phóng xong các kỹ sư công binh còn thử nghiệm xác định tính năng của bom CBU-55 dùng thỏ để xác định khả năng sát thương của bom, chỉ làm thỏ chết ở cự ly 30 m. Căn cứ vào kết luận này ta đã bảo quản lưu giữ bom dùng trong chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam.
---------------------------
Theo TS Lê Văn Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét