Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

ĐỀN MẠC ĐĨNH CHI Nam Tân – Nam Sách – Hải Dương

ĐỀN MẠC ĐĨNH CHI

1.Tên di tích: Đền Mạc Đĩnh Chi
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: 
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 2233 - QĐ/BT ngày 26 tháng 6 năm 1995
5. Địa chỉ: Nam Tân – Nam Sách – Hải Dương
6. Thông tin về di tích
    Tiểu sử Mạc Đĩnh Chi(1272-1346)

    Ông người làng lan Khê, huyện Bình Hà, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, sau dời đến làng Lũng Động, huyện Chí Linh cũng trong châu đó, nay là Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng. Thuộc dòng họ mạc Hiển Tích, trạng nguyên đời Lý. Theo gia phả: vợ ông là Kỳ Thị Mông, sinh hạ 3 con trai (2 người vô hậu). Là viễn tổ của Mạc Đăng Dung.
    Năm 1304, ông thi đậu Trạng nguyên, được bổ chức Nội thư gia. Năm 1308, đi sứ nhà Nguyên. Dưới thời Trần Hiến Tông (1329-1341) được thăng chức Nhập nội hành khiển, Tả lư lang trung, rồi lại thăng Thượng thư tả bộc xạ kiêm Trung thư coi việc quân dân, tước Đại liêu ban. Sau khi về trí sĩ, ông mở trường dạy học, nhân dân đời sau vẫn quen gọi là “Trạng nguyên cổ đường” (ngôi nhà cổ của ôngTrạng ).
     Mạc Đĩnh Chi là người sống thanh liêm và ngay thẳng. Nhà nghèo nhưng không ham tiền tài, được tiền ở trước nhà liền đem vào nộp triều đình. Khí tiết cứng cỏi  của Mạc Đĩnh Chi còn được ghi lại trong nhiều giai thoại về chuyến đi sứ phương Bắc của ông, về tài ứng đối và biện luận làm tăng thêm quốc thẻ và làm cho quan lại Trung Quốc nể sợ. Theo một vài tài liệu như Đại Nam kỳ nhân liệt truyện, ông mất năm Bính Dần (1346).
    Mạc Đĩnh Chi còn để lại một bài Ngọc tình liên phú (Phú sen giếng ngọc), 4 bài thơ chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục. Ngoài ra, theo Đại Việt sử ký  toàn thư, ông còn là tác giả bài Phiến minh ( bài minh về cái quạt) rất được người phương Bắn tán thưởng. Mạc Đĩnh Chi thường thổ lộ khi sống không quỵ luỵ. Bài Quá Bành Trạch phỏng Đào Tiềm cựu cư nói lên mối cảm phục đối với nhân cách cứng cỏi “ không vì đấu gạo mà chịu gẫy lưng” của Đào Tiềm, nhưng đồng thời cũng gợi cho người khác hiểu về lý tưởng sống của mình. Lý tưởng sống đó hoàn toàn không mâu thuẫn với tấm lòng hăng hái nhập cuộc của Mạc Đĩnh Chi mà một bài thơ khác “Tảo hành” (đi sớm) thể hiện rất rõ. Tuy chỉ là một cuộc khởi hành bằng thuyền vào lúc trời còn mờ tối, tác giả cho thấy ông là con người có thừa tráng khí, biết dứt khoát  với những mộng mị không tưởng và dám xông vào giữa biển lớn để “ phá sóng tạnh” và “mở mây mù”. Những bài thơ tả cảnh của ông, dù là cảnh buổi sáng (Hỷ tình) hay cảnh buổi chiều hôm (Văn cảnh) và dù ông viết vào lúc lòng còn nặng ưu tư, vẫn không hề là cảnh nhuốm buồn. Cái đẹp của trời đất quyện với cái khoáng đ•ng huy hoàng của non sông, đó chính là niềm lạc quan trong ngòi bút thi nhân. Nhận thức được mặt tích cực của thời đại, đất nước mình, mở tâm hồn ra để gắn bó và làm nòng cốt tư tưởng của tác phẩm. Đó là đặc điểm phong cách trữ tình của thơ phú Mạc Đĩnh Chi. ông là nhà văn Việt Nam, là danh nhân của đất nước.
Niên biểu về Mạc Đĩnh Chi
Nhâm Thân 1272: Mạc Đĩnh Chi sinh
Giáp Thìn 1304: Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nghuyên. Giữ chức Thái học sinh hoả dũng thủ sung Nội thư gia.
Mậu Thân 1308: Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang nhà Nguyên. Đối đáp giỏi, được nhà Nguyên phục, vua Nguyên phong Lưỡng quốc trạng nguyên. Tiếp sứ Cao Ly. Thăm nhà cũ của Đào Tiềm. Làm một số bài thơ: Phiến minh, Tảo hành, Văn cảnh, Văn tế công chúa…
Quý Sửu 1313: Mạc Đĩnh Chi giữ chức Tả bộc xạ tức Thượng thư. Trông coi việc xây dựng lại đại quy mô chùa Dâu ở Thuận Thành.
Quý Hợi 1323: Vua Trần Minh Tôn cho người để 10 quan tiền trước nhà Trạng. Mạc Đĩnh chi đem vào triều nộp và tâu lên vua, được vua khen là liêm khiết.
Canh Ngọ 1330: Mạc Đĩnh Chi làm Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung thăng Tả ty lang trung.
Nhâm Ngọ 1342: Mạc Đĩnh Chi về trí sỹ, Trương Hán Siêu thay giữ chức. Mạc Đĩnh Chi mở trường dạy học. Làm bài Phú dạy con.
Bính Tuất 1346: Mạc Đĩnh Chi tạ thế.
    Khi ông mất để tưởng nhớ tới một danh nhân văn hóa của dân tộc, một Lưỡng quốc Trạng nguyên, nhân dân đ• lập đền thờ ông tại địa phương. Do thời gian, do chiến tranh nên đền thờ của ông chưa được tôn tạo thường xuyên. Đến năm 1992 được Đảng nhà nước quan tâm và tôn tạo, đến năm 1995 được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và đến tháng 12 năm 2009 được khởi công xây dựng lại với tổng diện tích là: 22.032m2 gồm năm gian nhà tiền tế, ba gian trung từ, ba gian hậu cung, nhà tả vu, lầu thiên hương, nhà bia, nhà tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Mạc Thị Bưởi.
    Ngoài ra, còn có các khu nhà khách, khuôn viên, tường rào, hệ thống sân vườn… Tổng kinh phí trùng tu, nâng cấp đền thờ Mạc Đĩnh Chi hơn 43 tỷ đồng, do nhiều đơn vị, cá nhân công đức.
    Đền thờ Mạc Đĩnh Chi không chỉ là công trình văn hóa có ý nghĩa lịch sử và văn hóa tâm linh mà còn là nơi giáo dục truyền thống hiếu học cho các thế hệ mai sau.
7. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
   Trường THCS Mạc Thị Bưởi, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương đã nhận chăm sóc khu di tích lịch sử trên 
Trồng cây lưu niệm
    Hàng năm các cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhà trường đến thắp hương tưởng niệm và công đức để tu tạo đền.
Tham gia dọn vệ sinh và chăm sóc cây trồng.



8. Thông tin về nhà trường:
a. Họ và tên hiệu trưởng: Trần Thị Ngân
    Điện thoại: 03203794285        Di động: 0986020162
    Địa chỉ email: C2.macthibuoi@gmail.com.vn
b.Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Nguyễn Thị Thập
    Điện thoại: 03203794285        Di động: 0975805125
    Địa chỉ email: vuthap78@gmail.com.vn
c. Địa chỉ trường: THCS Mạc Thị Bưởi – Nam Tân – Nam Sách – Hải Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét