GIÁO DỤC TINH HOA
Lê Như Hùng*
( Trích tham luận tại hội thảo khoa học "Nhân tài trẻ", TP.HCM tháng 10/2023"
Lưu học sinh
C146 học tập, tiếp thu kiến thức đa ngành, đã đóng góp thành công cho xây dựng
quân đội và đất nước nói chung. Ngoài ra họ còn đúc rút từ thực tiễn học tập,
giảng dạy, nghiên cứu và thực hành cá nhân đã đưa ra những kết luận về giáo dục
tinh hoa mang tầm cỡ chiến lượng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mà xã hội
nào cũng cần quan tâm. Sau đây giới thiệu về nội dung này.
DẪN NHẬP
Mọi xã hội đã, đang và sẽ luôn cần có giới tinh hoa chuyên nghiệp ở hầu hết
mọi lĩnh vực. Giới tinh hoa chuyên nghiệp được hiểu là những chuyên gia
luôn đặt ra các hình mẫu trong xã hội - những đỉnh cao nhất của hoạt động nghề
nghiệp. Việc xã hội tạo ra các điều kiện thuận lợi cho giáo dục và hoạt động của giới
tinh hoa chuyên nghiệp là yếu tố động lực riêng của chính bản thân xã hội.
Trải nghiệm
nhiều năm học tập, nghiên cứu, giảng dạy và làm việc - có thể tạm liệt kê các điểm khác biệt giữa giáo dục
tinh hoa với giáo dục phổ cập bình thường:
HỆ THỐNG TUYỂN CHỌN TỰ NHIÊN
Cách duy nhất để tuyển chọn - trao cơ hội cho mọi người thể hiện thiên hướng cá nhân trong hoạt động - dù là trong học tập hay trong lao động. Có lẽ quan trọng hơn đối với việc hình thành tinh hoa - đó là tính kiên trì nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại - phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách tinh hoa và nó cần phải được hình thành từ giai đoạn rất sớm của đời người.
Hội C146 và Đồng đội trong ngày gặp mặt
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP: ĐẶC BIỆT, CHĂM CHỈ VÀ CƯỜNG ĐỘ CAO
Lịch sử cho thấy,
tầng lớp tinh hoa của xã hội (ở nghĩa tốt đẹp chứ không phải theo nghĩa khác)
là được hình thành trong các điều kiện khá khắc nghiệt.
VIỆC GIẢNG DẠY MỌI BỘ MÔN LÀ Ở MỨC ĐỘ KHÓ RẤT CAO
Tại các cơ sở
giáo dục tinh hoa thế giới, hầu như mọi môn học - cả giáo dục cơ bản/cơ sở và
chuyên ngành - đều phải ở cấp độ cao nhất, cấp độ mà thường được gọi là "làm
xiếc": đòi hỏi phải đạt đến "ranh giới của thứ chưa biết",
phải hiểu được: đã biết cái này, còn cái kia thì chưa biết.
TÍNH ĐỘC LẬP CAO TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Phải đọc tài
liệu, tính toán, lập luận và cho ra kết quả bằng nỗ lực của chính mình, tiến
hành thí nghiệm tương ứng và trình nộp báo cáo - phát triển năng lực hoạt động
hoàn toàn độc lập. Ngoài ra, phát triển được
không chỉ kỹ năng “tạo lập ý tưởng” mà còn hiện thực hóa chúng bằng
chính nỗ lực cá nhân của mình: "khoa học/kỹ nghệ gia là phải biết làm
giỏi nhất bất kể gì liên quan".
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP RÕ RÀNG
Ý thức tự giác
nghề nghiệp được định hình khi họ thường xuyên được thấm nhuần tư tưởng: “là
những nhà khoa học của tương lai”, “là những nghị sĩ của tương lai”
hoặc “là những sĩ quan xuất sắc của tương lai”,... “Các em phải có hành vi tương thích, tránh nhiệm cao cả và nặng nề mọi lúc
mọi nơi, cũng như các em sẽ luôn bị đòi hỏi phải có cái này này, cái kia kìa”.
HUẤN LUYỆN/CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Phương pháp luận - đó là học thuyết về việc tổ chức hoạt động. Đạt được thông qua nghiên cứu tài liệu về lịch sử phát triển của ngành nghề
này hay khác, cũng như gặp gỡ với các chuyên gia cấp cao. Chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực tương ứng nên được cuốn hút vào tham
gia giảng dạy tại những môn học chuyên ngành năm trên của cơ sở dạy nghề - họ gần
gũi với đời sống nghề nghiệp cụ thể nhiều hơn so với đội ngũ hàn lâm.
PHÁT TRIỂN ĐA DIỆN
Những hình thức
đa diện nhất của cái được gọi là giáo dục ngoại khóa phải rất được phát triển. Sinh viên phải được dạy đủ mọi thứ trên đời - từ học khiêu vũ, nấu ăn, cách
xử sự trên bàn ăn cho đến lái xe, lái tàu, bắn súng - có nơi còn dạy cả lái máy
bay.
ĐƯỢC GIAO LƯU VỚI NHỮNG NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG
Gặp gỡ giao
lưu với nhân vật xuất chúng - về nhân cách, tầm nhìn, quy mô chủ đề - "chuẩn
mực" để bắt chước, thuộc nhiều ngành nghề và nghề nghiệp khác nhau nhất,
một mặt - cực hữu ích cho phát triển, mặt khác và theo nghĩa thuần tâm lý - được
nhìn thấy bằng xương bằng thịt rằng người xuất chúng không phải là gì đó “trên
mây”, “thần thánh”, mà là người sống động bình thường - “tôi cũng
có thể trở thành như vậy!”.
PHÁT TRIỂN PHẦM CHẤT LÃNH ĐẠO VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Tại cơ sở giáo
dục tinh hoa thì mỗi lớp, mỗi nhóm đồng thời là một đội thể thao và thường
xuyên tham gia các cuộc thi đấu đa dạng khác nhau, góp phần xây dựng một tập thể
đoàn kết. Ngoài ra, "chức vụ" đội trưởng luôn được
hoán đổi luân phiên. Trong quá trình học tập,
gần đây đã trở nên phổ biến những hình thức giáo dục như làm việc theo nhóm,
theo đội.
TRUYỀN THỐNG
Tổ chức giáo dục
tinh hoa mạnh lên được là nhờ truyền thống. Tổ chức giáo dục
không trở nên tinh hoa ngay tức thì một cách “đột nhiên”: cần ít nhất một số khóa tốt nghiệp sáng chói để mang lại "vinh
quang", rồi sau đó không ngừng duy trì vinh quang "giữ mức xà"
đó. Qua nhiều năm thì các truyền thống nội bộ của chính họ sẽ
được hình thành: trong việc xây dựng quy trình học tập, trong phương thức giáo
dục,... cho đến những vật dụng nhận diện - huy hiệu, ca khúc, đồng
phục của học sinh và giảng viên,... Đội ngũ giảng viên hùng hậu cũng dần dần được hình thành. Trong các trường chuyên truyền thống - về toán-lý, văn, ngoại ngữ,... vẫn luôn có đội ngũ giáo viên giỏi ở mọi bộ môn, mặc dù mức thu nhập không cao hơn gì nhiều
so với trường bình thường - đơn giản là làm việc tại đây thú vị hơn và giáo
viên sẵn sàng xin chuyển về, và trường thì có được cơ hội để tuyển chọn họ.
KẾT LUẬN
Trên đây chúng
ta đã cố gắng xem xét các đặc điểm chính của giáo dục tinh hoa, những khác biệt
của nó so với giáo dục phổ cập. Đương nhiên, không thể
có nhiều cơ sở giáo dục tinh hoa và không thể có quy mô lớn về lượng được - việc
tăng số lượng người theo học chắc chắn dẫn đến việc “hạ thấp mức xà” -
có quá nhiều ví dụ như vậy.
Trong điều kiện
hiện nay thì mọi nước đang cực kỳ cần đội ngũ chuyên gia tinh hoa và giáo dục tinh
hoa cần phải được phát triển ở mọi cấp. Cần cả mẫu giáo tinh
hoa, phổ thông tinh hoa, trường dạy nghề và kỹ nghệ tinh hoa, lẫn đại học tinh
hoa và thậm chí cả nghiên cứu tinh hoa sau đại học và sau tiến sĩ nữa.
“Người có tài năng trong một cộng đồng xã hội là người sáng tạo ra giá trị nhân bản có hiệu năng cao hơn mức trung bình của cộng đồng xã hội đó. Anh tài là người
có tài năng làm được việc mà trước họ chưa ai từng làm được. Thiên tài
là người có tài năng làm được việc mà thậm chí trước họ chưa ai từng nghĩ đến”.
Nhân tài cần được phát hiện theo bộ tiêu chí tự nhiên và phải
được trọng dụng, giáo dục tinh hoa như đã viết ở trên - chính là môi trường để
phát hiện, giáo dưỡng dưỡng và chuẩn bị cho nhân sự có được những kỹ năng
chuyên gia tầm mức tốt nhất - là nguồn nhân lực chất lượng cao, ngõ hầu có thể
trở thành nhân tài hữu ích cho xã hội.
Ở điều kiện nhất định, nhân tài (phần
đỉnh chóp là hiền tài, anh tài, thiên tài) là tự trở thành chứ
không thể nào đào tạo nhân tài được.
Chủ đề trọng dụng nhân tài tại bài viết này là hoàn
toàn để ngỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Như Hùng Tài năng và định
nghĩa nhân tài, TP. HCM 2007-2024 (tài liệu nghiên cứu của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam - Thành phố Hồ
Chí Minh).
2. Lê Như Hùng Phân hạng tài năng để
làm gì, TP. HCM 2007-2024 (tài liệu nghiên cứu của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân
tài Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh).
*Chủ tịch Hội Khoa học phát triển
nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.
*Phó Chủ tịch TW Hội Khoa học phát
triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam