Nam Sách là một huyện nằm ở trung tâm tâm của tỉnh Hải
Dương, giữa tam giác kinh tế Hà Nội Hải Phòng và Hà Nội Quảng Ninh. Từ đầu công
nguyên đã biết đến Nam Sách là nơi đồn trú và cung cấp quân lương cho các triều
đại của Việt Nam .
Nam Sách là vùng đất hiếu học, Nam Sách hay còn gọi là sách của trời Nam . Nhiều
những di tích lịch sử, những nét văn hóa độc đáo minh chứng cho điều này.
Bến Bình Than
"Đại Việt Sử ký toàn
thư" viết: “Mùa đông, tháng 10 (năm 1282), vua ngự ra Bình Than đóng ở
vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng
giữ những nơi hiểm yếu”. Theo "Đồng Khánh dư địa chí", thì Bình Than
là nơi hội tụ của 4 con sông: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Nhật Đức và sông ở huyện
Phượng Nhãn rồi chia thành hai nhánh mới, một nhánh chảy về phía nam làm thành
Hàn Giang (sông Thái Bình), một nhánh chảy về phía đông làm thành sông Thủ Chân
(sông Kinh Thầy) nên gọi là sông Lục Đầu.
Đánh quân
Nguyên Lần 2. Bình Than (1282) bàn về chiến lược đánh giặc của tướng soái và
quân nhà Trần.Ý thức được rằng, muốn chiến thắng được đội quân khổng lồ của nhà
Nguyên, cần có sự tham gia của nhân dân[2].
- Sách của trời Nam
- Trong thời
kỳ phong kiến Hải Dương có 12 vị đỗ đại khoa (Thủ khoa Đại Việt hay Trạng nguyên) thì riêng huyện Nam Sách có 6 vị là:
Tiến
sĩ nho học có số người đỗ tiến sĩ nhiều nhất cả nước, tới 125 tiến sĩ nho học.
tính theo cấp huyện
- Có lịch sử
lâu đời, họ Phạm, Họ Mạc
Chùa An Ninh, Chùa được xây dựng với quy mô lớn vào thế kỷ XVII và được trùng tu
nhiều lần vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Chùa gồm nhiều công trình nhỏ, kiến
trúc liên hoàn khép kín trên một diện tích trên 1.000 m2.
Cổ vật của chùa Vĩnh Khánh có
nhiều, tuy đã bị thất lạc và huỷ hoại, nay vẫn còn với số lượng hàng trăm,
trong đó có 57 pho tượng, 12 đại tự, 12 câu đối, 738 bản khắc kinh phật… Trong
số tượng phật có tượng Trúc lâm Tam tổ. Chùa còn 7 bia đá, khắc dựng vào các
năm Chính Hoà 22(1701), Vĩnh Thịnh
thứ 2 (1706), Gia Long thứ 8 (1809)… Đây là những trang lịch sử quý báu, qua
đó có thể hiểu lịch sử ngôi chùa qua từng năm tháng. Chùa Vĩnh Khánh có giá trị
lớn về lịch sử và văn hoá mà tiêu biểu là kiến trúc và cổ vật. Từ ngôi chùa
này, chúng ta có thể hiểu những ngôi chùa trăm gian tương tự cùng thời mà nay
không còn. Trải qua hai cuộc kháng chiến, lại nằm trong vùng chiến tranh ác
liệt, chùa Vĩnh Khánh còn lại đến hôm nay, tuy không nguyên vẹn nhưng cũng là
một sự may mắn, đồng thời cũng biểu hiện sự trân trọng của chính quyền và nhân
dân địa phương đối với di tích.
Gốm cổ Chu Đậu, Tuy nhiên, gốm Chu Đâu tại Việt Nam
ít người biết đến cho đến khi có sự việc ông Makoto Anabuki - cán bộ ngoại giao
Nhật Bản tại Tokyo nhờ tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại Bảo tàng
Topkapi Saray, Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
do ông nghi ngờ đây là bình gốm Việt Nam chứ không phải là Trung Quốc[1] và
sự việc khảo sát và khai quật con tàu đắm ở Cù
lao Chàm(Quảng
Nam)
Trên
bình có 13 chữ Hán: “Thái Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi Thị Hý
bút”, tạm dịch là “Năm Thái Hòa thứ tám (đời vua Lê Thánh Tông 1450), thợ gốm
Bùi Thị Hý vẽ
+Năm
1980, nhà KCH người Nhật Makato Anabuki chụp ảnh chiếc bình này gửi cho ông
Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương) để xác minh lai lịch
chiếc bình này. Ông Tăng Bá Hoành đã nỗ lực rất lớn trong việc xác định niên
đại, nguồn gốc của chiếc bình Tokapi Saray nói trên và đã tìm ra thân thế của
người đã “ký tên” lên món đồ gốm này. Đó chính là bà Bùi Thị Hý, sinh năm 1420
mất năm 1499, quê ở Nam Sách, Hải Dương, vợ của ông Đặng Sỹ, chủ một lò gốm rất
lớn ở Chu Đậu lúc bấy giờ. Bà chính là người đã viết chữ và vẽ hoa văn cho rất
nhiều món đồ gốm Chu Đậu trong đó có chiếc
bình ở Bảo tàng Tokapi Saray.
+
Những đồ gốm này có niên đại vào thế kỷ XV và được khu lò Chu Đậu - Mỹ Xá thuộc tỉnh Hải Dương sản xuất. Chúng gồm các dòng
gốm: gốm hoa lam, gốm vẽ nhiều màu, gốm men xanh ngọc, gốm men màu xanh dương
thẫm, gốm men trắng, gốm men nâu, gốm men sành…
+Dòng
gốm này có 18 chủng loại chính, hơn 100 chủng loại phụ như đĩa, bát, bình,
chén, quả đào có gắn tượng vẹt, các loại ấm trà, các loại nậm, ống nhổ, bình
vôi, tượng người quỳ nâng bình rượu, tượng cô tiên, các loại tượng động vật (sư
tử, voi, cua, cá…). Trong số đó có một số đồ gốm lần đầu tiên được phát hiện
như chiếc bát hoa lam vẽ rồng. Đặc biệt, có loại mỏng như vỏ trứng được dập
hình chìm hoa lá và rồng.
+
Đặc biệt góp phần minh chứng thế kỷ XV - XVI, Việt Nam đã tham gia một cách tích cực vào con đường
tơ lụa - gốm sứ trên biển Đông nối Đông - Tây trong khu vực.
Năm
2003 khôi phục lại
Đền Mạc
Đĩnh Chi, đền Long Động
được xây từ khi Mạc Đĩnh Chi qua đời (1346). Đền thờ 3 vị đại khoa họ Mạc của xã là
Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi. Theo các tài liệu lịch sử đã công
bố thì: Mạc Hiển Tích là người xã Lũng Động, huyện Chí Linh (nay là thôn Long Động, xã Nam
Tân, huyện Nam Sách) sinh
vào giữa thế kỷ XI. Khoa thi năm Bính Dần, niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), ông đỗ đầu, tương đương Trạng nguyên
các đời sau. Ông là người được chọn làm Hàn lâm học sĩ đầu tiên, làm viêc ở
viện Hàn lâm, sau thăng lên Thượng thư. Ông có biệt tài về chính trị, từ đi sứ
Chiêm Thành năm Hội Phong thứ 4 (1094). Tương truyền Mạc Hiển Tích lạm dụng
quyền hành, tư thông với Thái hậu, nhưng trong triều ai cũng sợ uy danh của
ông, không dám phán xét. Hiện nay tại đền Lũng Động còn bia ghi sự tích về Mạc
Hiển Tích.
Mạc Kiến Quan, em
ruột của Mạc Hiển Tích, đỗ đầu khoa thi (Tiến sĩ thuỷ tuyển) năm Kỷ Tỵ(1089) làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công.
Khoa thi Thái học
sinh năm Giáp Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đỗ Trạng nguyên. Vua Trần Anh Tông
có ý chê ông xấu, ông bèn làm bài phú Ngọc
tỉnh liên để tự ví mình với cây sen. Vua Trần Anh Tông khen hay, cất
nhắc lên làm Thái học sinh hoả dũng thủ sung nội thư gian.
Năm Hưng Long thứ
16 (1308), ông đi sứ nhà Nguyên bên Trung
Quốc, do tài ngoại giao kiệt xuất và văn chương ứng đối kỳ diệu được vua Nguyên
phong Lưỡng Quốc Trạng nguyên năm 1313 và giữ chức tả bộc xạ (tức quan thượng thư), từ
1329 - 1341 đời vua Trần Hiến Tông ông giữ chức nhập nội đại hành hiển, kiên
trung thư, chi quân trọng sự (tức
là đại niên mang).
Tính ông ngay
thẳng, liêm khiết, được người đương thời trọng vọng, khâm phục. Sau khi về chí
sỹ, ông mở trường dạy học, nơi ấy thời sau gọi là Trạng nguyên cổ đường, được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ. Trải qua nhiều biến cố, Cổ đường bị hư
hại, nay đã được khôi phục. Ông mất năm Bính Tuất, niên hiệu Thiệu Phong thứ 6 (1346).
Tác phẩm của ông
còn lưu đến nay có :
- Ngọc tỉnh liên phú.
- Một số bài thơ và câu đối chép trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi
lục.
Năm 2004, tỉnh
Hải Dương đã đúc tượng Mạc Đĩnh Chi để thờ trong Văn miếu Mao Điền. Tại Long
Động, đền thờ, lăng mộ danh nhân từng bước được trùng tu, khôi phục.
Ngày 26-6-1995,
Bộ Văn hoá Thông tin đã ra Quyết định số 2233 xếp hạng di tích lịch sử văn hoá
cấp Quốc gia đối với Đền Long Động.
Phủ mẫu bà Đồng The
4 lần bác Hồ về Thăm
Chuyện cô du kích xóm Lai Vu/ Rắn quấn bên chân, vẫn bắn
thù/ Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước/ Rắn mình em chịu, có sao đâu"
Sông Kinh Thầy, hay còn gọi là sông Kinh Thày là điểm
nối giữa sông Thái Bình và các sông vùng Đông Bắc. Sông có chiều dài 44,5 km,
sông tách ra từ sông Thái Bình đoạn ở thôn Lâu Khê, xã Nam Hưng, huyện Nam Sách
(tỉnh Hải Dương), chảy theo hướng Đông Nam, giữa thị xã Chí Linh và huyện Nam
Sách. Điểm cuối của sông Kinh Thầy chính là bến Lục Đầu Giang lịch sử.
Bao phen giặc
ngoại xâm từ đường thủy qua cửa Bạch Đằng vào sông Kinh Thầy rồi tập kết ở sông
Lục Đầu trước khi tấn công vào kinh thành Thăng Long. Do vậy, nơi đây được chọn
là điểm quyết chiến chiến lược, có nhiều cuộc thủy chiến dữ dội xảy ra trong
lịch sử mà lớn nhất là chiến thắng mang tên Vạn Kiếp năm 1285 của quân dân thời
nhà Trần trước giặc xâm lược Nguyên Mông. Sông Kinh Thầy cùng sông Lục Đầu trở
thành mồ chôn của biết bao quân thù.
"Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay …"
Sông Kinh Thầy
- con sông anh dũng, con sông hiền hòa, con sông dịu dàng như lời mẹ ru đã đi
vào tâm thức của những người con đất Hải Dương.
"Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà
Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi
Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy
Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già".
Phương
Thảo
Và
hôm nay đây 15/11/2018 Đoàn Chi bộ, Chi hội phụ nữ Cụm dân cư số 19 Phường Láng Hạ về thăm vùng
địa linh nhân kiệt này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét