Khung cảnh xếp hàng mậu dịch ở Hà Nội những năm 1960 – 1970 khi mua bán đồ Tết.
Ngày nay, thay vì phải xếp hàng, người dân có thể mua các loại thực phẩm và đồ dùng thiết yếu rất dễ dàng cho dịp tết ở các cửa hàng, siêu thị.
Ngày xưa đốt pháo là một trong những thú vui không thể thiếu của ngày Tết.
Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xua đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng.
Ngày nay, việc đốt pháo đã bị cấm. Thay vào đó, hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều có bắn pháo hoa đêm giao thừa.
Ngày xưa, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là các gia đình lại quây quần bên nhau gói bánh chưng, bó giò để đón tết.
Còn ngày nay, nhiều nhà vẫn gói bánh chưng…
Nhưng do cuộc sống hiện đại, gấp gáp một số nhà lại chọn đặt gói bánh chưng hoặc mua để tiết kiệm thời gian.
Chợ hoa tết ngày xưa
Còn ngày nay, chợ hoa vẫn vậy, nhưng có nhiều loại hoa hơn để mọi người lựa chọn, nào đào, quất, mai…
Ông đồ ngày xưa ngồi cho chữ.
Nét đẹp xin chữ đầu năm vẫn được lưu truyền nhưng đã có phần thương mại hóa.
Tết xưa chỉ có một số loại hàng hóa thiết yếu, mua bán khó khăn.
Thì ngày nay, các mặt hàng sắm tết đã đa dạng, phong phú hơn rất nhiều.
Ngày xưa, người ta quan niệm Tết là dịp để gia đình quây quần, sum họp. Mọi người thường đi chúc Tết, đến nhà người thân tụ họp, ăn uống.
Ngày nay xu hướng du xuân ngày càng phát triển. Người người, nhà nhà tranh thủ ngày nghỉ Tết để đi du lịch.
Dù Tết xưa và tết nay có nhiều đổi khác nhưng Tết vẫn là dịp để nhà nhà, người người quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những gì đạt được trong năm qua và trao cho nhau những lời nhắn gửi yêu thương nhất.
(Theo Đời Sống & Pháp Luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét