Lê Quý Đôn (chữ Hán:
黎貴惇, 1726 - 1784), tên thuở nhỏ là Lê
Danh Phương[1],
tự Doãn Hậu (允厚), hiệu Quế Đường; là quan thời Lê trung hưng, là nhà thơ,
và là "bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”
Thân thế và sự nghiệp
Ông là con trai cả của ông Lê Phú Thứ (sau đổi là Lê Trọng Thứ)[3],
đỗ Tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (Giáp Thìn,
1721), và làm quan trải đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Phái hầu. Mẹ Lê Quý Đôn họ Trương
(không rõ tên), là con gái thứ ba của Trương Minh Lượng, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn (1700), trải nhiều chức quan,
tước Hoằng Phái hầu.
Cả ba lần thi đều đỗ đầu
Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn nổi tiếng là người ham học, thông minh, có
trí nhớ tốt, được người đương thời coi là "thần đồng". Năm lên 5
tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi.
Năm 12 tuổi, ông đã học "khắp kinh, truyện, các sử, các sách của bách gia
chư tử"[4].
Năm Kỷ Mùi (1739), ông theo cha lên
học ở kinh đô Thăng Long. Năm Quý Hợi (1743) đời vua Lê Hiển Tông, ông dự thi Hương và
đỗ đầu (Giải nguyên) lúc 17 tuổi. Sau đó, ông cưới cô Lê Thị Trang ở phường
Bích Câu làm vợ. Cô là con gái thứ 7 của Lê Hữu Kiều, Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718).
Tuy đỗ đầu kỳ thi Hương, nhưng thi Hội mấy
lần, ông đều không đỗ. Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm (1743-1752). Sách Đại Việt thông sử(còn gọi
là "Lê triều thông sử") được ông làm trong giai đoạn này (Kỷ Tỵ, 1749)[5].
Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông lại dự thi Hội,
và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình,
ông đỗ luôn Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều
đỗ đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét