Biglandvn
Blog này chia sẻ các thông tin về khoa học công nghệ công binh.
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2024
TỔ BIỆN SOẠN HỒI KÝ-KỶ YẾU C146 VÀ ĐỒNG ĐỘI GIAO BAN TUẦN
Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024
GIÁO DỤC TINH HOA
GIÁO DỤC TINH HOA
Lê Như Hùng*
( Trích tham luận tại hội thảo khoa học "Nhân tài trẻ", TP.HCM tháng 10/2023"
Lưu học sinh
C146 học tập, tiếp thu kiến thức đa ngành, đã đóng góp thành công cho xây dựng
quân đội và đất nước nói chung. Ngoài ra họ còn đúc rút từ thực tiễn học tập,
giảng dạy, nghiên cứu và thực hành cá nhân đã đưa ra những kết luận về giáo dục
tinh hoa mang tầm cỡ chiến lượng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mà xã hội
nào cũng cần quan tâm. Sau đây giới thiệu về nội dung này.
DẪN NHẬP
Mọi xã hội đã, đang và sẽ luôn cần có giới tinh hoa chuyên nghiệp ở hầu hết
mọi lĩnh vực. Giới tinh hoa chuyên nghiệp được hiểu là những chuyên gia
luôn đặt ra các hình mẫu trong xã hội - những đỉnh cao nhất của hoạt động nghề
nghiệp. Việc xã hội tạo ra các điều kiện thuận lợi cho giáo dục và hoạt động của giới
tinh hoa chuyên nghiệp là yếu tố động lực riêng của chính bản thân xã hội.
Trải nghiệm
nhiều năm học tập, nghiên cứu, giảng dạy và làm việc - có thể tạm liệt kê các điểm khác biệt giữa giáo dục
tinh hoa với giáo dục phổ cập bình thường:
HỆ THỐNG TUYỂN CHỌN TỰ NHIÊN
Cách duy nhất để tuyển chọn - trao cơ hội cho mọi người thể hiện thiên hướng cá nhân trong hoạt động - dù là trong học tập hay trong lao động. Có lẽ quan trọng hơn đối với việc hình thành tinh hoa - đó là tính kiên trì nhẫn nại. Kiên trì nhẫn nại - phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách tinh hoa và nó cần phải được hình thành từ giai đoạn rất sớm của đời người.
Hội C146 và Đồng đội trong ngày gặp mặt
CHẾ ĐỘ HỌC TẬP: ĐẶC BIỆT, CHĂM CHỈ VÀ CƯỜNG ĐỘ CAO
Lịch sử cho thấy,
tầng lớp tinh hoa của xã hội (ở nghĩa tốt đẹp chứ không phải theo nghĩa khác)
là được hình thành trong các điều kiện khá khắc nghiệt.
VIỆC GIẢNG DẠY MỌI BỘ MÔN LÀ Ở MỨC ĐỘ KHÓ RẤT CAO
Tại các cơ sở
giáo dục tinh hoa thế giới, hầu như mọi môn học - cả giáo dục cơ bản/cơ sở và
chuyên ngành - đều phải ở cấp độ cao nhất, cấp độ mà thường được gọi là "làm
xiếc": đòi hỏi phải đạt đến "ranh giới của thứ chưa biết",
phải hiểu được: đã biết cái này, còn cái kia thì chưa biết.
TÍNH ĐỘC LẬP CAO TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Phải đọc tài
liệu, tính toán, lập luận và cho ra kết quả bằng nỗ lực của chính mình, tiến
hành thí nghiệm tương ứng và trình nộp báo cáo - phát triển năng lực hoạt động
hoàn toàn độc lập. Ngoài ra, phát triển được
không chỉ kỹ năng “tạo lập ý tưởng” mà còn hiện thực hóa chúng bằng
chính nỗ lực cá nhân của mình: "khoa học/kỹ nghệ gia là phải biết làm
giỏi nhất bất kể gì liên quan".
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP RÕ RÀNG
Ý thức tự giác
nghề nghiệp được định hình khi họ thường xuyên được thấm nhuần tư tưởng: “là
những nhà khoa học của tương lai”, “là những nghị sĩ của tương lai”
hoặc “là những sĩ quan xuất sắc của tương lai”,... “Các em phải có hành vi tương thích, tránh nhiệm cao cả và nặng nề mọi lúc
mọi nơi, cũng như các em sẽ luôn bị đòi hỏi phải có cái này này, cái kia kìa”.
HUẤN LUYỆN/CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Phương pháp luận - đó là học thuyết về việc tổ chức hoạt động. Đạt được thông qua nghiên cứu tài liệu về lịch sử phát triển của ngành nghề
này hay khác, cũng như gặp gỡ với các chuyên gia cấp cao. Chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực tương ứng nên được cuốn hút vào tham
gia giảng dạy tại những môn học chuyên ngành năm trên của cơ sở dạy nghề - họ gần
gũi với đời sống nghề nghiệp cụ thể nhiều hơn so với đội ngũ hàn lâm.
PHÁT TRIỂN ĐA DIỆN
Những hình thức
đa diện nhất của cái được gọi là giáo dục ngoại khóa phải rất được phát triển. Sinh viên phải được dạy đủ mọi thứ trên đời - từ học khiêu vũ, nấu ăn, cách
xử sự trên bàn ăn cho đến lái xe, lái tàu, bắn súng - có nơi còn dạy cả lái máy
bay.
ĐƯỢC GIAO LƯU VỚI NHỮNG NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG
Gặp gỡ giao
lưu với nhân vật xuất chúng - về nhân cách, tầm nhìn, quy mô chủ đề - "chuẩn
mực" để bắt chước, thuộc nhiều ngành nghề và nghề nghiệp khác nhau nhất,
một mặt - cực hữu ích cho phát triển, mặt khác và theo nghĩa thuần tâm lý - được
nhìn thấy bằng xương bằng thịt rằng người xuất chúng không phải là gì đó “trên
mây”, “thần thánh”, mà là người sống động bình thường - “tôi cũng
có thể trở thành như vậy!”.
PHÁT TRIỂN PHẦM CHẤT LÃNH ĐẠO VÀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Tại cơ sở giáo
dục tinh hoa thì mỗi lớp, mỗi nhóm đồng thời là một đội thể thao và thường
xuyên tham gia các cuộc thi đấu đa dạng khác nhau, góp phần xây dựng một tập thể
đoàn kết. Ngoài ra, "chức vụ" đội trưởng luôn được
hoán đổi luân phiên. Trong quá trình học tập,
gần đây đã trở nên phổ biến những hình thức giáo dục như làm việc theo nhóm,
theo đội.
TRUYỀN THỐNG
Tổ chức giáo dục
tinh hoa mạnh lên được là nhờ truyền thống. Tổ chức giáo dục
không trở nên tinh hoa ngay tức thì một cách “đột nhiên”: cần ít nhất một số khóa tốt nghiệp sáng chói để mang lại "vinh
quang", rồi sau đó không ngừng duy trì vinh quang "giữ mức xà"
đó. Qua nhiều năm thì các truyền thống nội bộ của chính họ sẽ
được hình thành: trong việc xây dựng quy trình học tập, trong phương thức giáo
dục,... cho đến những vật dụng nhận diện - huy hiệu, ca khúc, đồng
phục của học sinh và giảng viên,... Đội ngũ giảng viên hùng hậu cũng dần dần được hình thành. Trong các trường chuyên truyền thống - về toán-lý, văn, ngoại ngữ,... vẫn luôn có đội ngũ giáo viên giỏi ở mọi bộ môn, mặc dù mức thu nhập không cao hơn gì nhiều
so với trường bình thường - đơn giản là làm việc tại đây thú vị hơn và giáo
viên sẵn sàng xin chuyển về, và trường thì có được cơ hội để tuyển chọn họ.
KẾT LUẬN
Trên đây chúng
ta đã cố gắng xem xét các đặc điểm chính của giáo dục tinh hoa, những khác biệt
của nó so với giáo dục phổ cập. Đương nhiên, không thể
có nhiều cơ sở giáo dục tinh hoa và không thể có quy mô lớn về lượng được - việc
tăng số lượng người theo học chắc chắn dẫn đến việc “hạ thấp mức xà” -
có quá nhiều ví dụ như vậy.
Trong điều kiện
hiện nay thì mọi nước đang cực kỳ cần đội ngũ chuyên gia tinh hoa và giáo dục tinh
hoa cần phải được phát triển ở mọi cấp. Cần cả mẫu giáo tinh
hoa, phổ thông tinh hoa, trường dạy nghề và kỹ nghệ tinh hoa, lẫn đại học tinh
hoa và thậm chí cả nghiên cứu tinh hoa sau đại học và sau tiến sĩ nữa.
“Người có tài năng trong một cộng đồng xã hội là người sáng tạo ra giá trị nhân bản có hiệu năng cao hơn mức trung bình của cộng đồng xã hội đó. Anh tài là người
có tài năng làm được việc mà trước họ chưa ai từng làm được. Thiên tài
là người có tài năng làm được việc mà thậm chí trước họ chưa ai từng nghĩ đến”.
Nhân tài cần được phát hiện theo bộ tiêu chí tự nhiên và phải
được trọng dụng, giáo dục tinh hoa như đã viết ở trên - chính là môi trường để
phát hiện, giáo dưỡng dưỡng và chuẩn bị cho nhân sự có được những kỹ năng
chuyên gia tầm mức tốt nhất - là nguồn nhân lực chất lượng cao, ngõ hầu có thể
trở thành nhân tài hữu ích cho xã hội.
Ở điều kiện nhất định, nhân tài (phần
đỉnh chóp là hiền tài, anh tài, thiên tài) là tự trở thành chứ
không thể nào đào tạo nhân tài được.
Chủ đề trọng dụng nhân tài tại bài viết này là hoàn
toàn để ngỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Như Hùng Tài năng và định
nghĩa nhân tài, TP. HCM 2007-2024 (tài liệu nghiên cứu của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam - Thành phố Hồ
Chí Minh).
2. Lê Như Hùng Phân hạng tài năng để
làm gì, TP. HCM 2007-2024 (tài liệu nghiên cứu của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân
tài Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh).
*Chủ tịch Hội Khoa học phát triển
nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.
*Phó Chủ tịch TW Hội Khoa học phát
triển nguồn nhân lực - nhân tài Việt Nam
Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2024
BẠN LÊ VIỆT, BẠN ĐỒNG NGŨ
LÊ VIỆT
- Sinh: 4/9/1962
-
Quê :
Hà Nội
-
Chỗ ở
hiện nay: Ngõ 399, Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
-
Email: leviet1962@gmail.com
- Nhập Ngũ: 23/7/1979. C11 Đoàn Đào, Hưng Yên.
-
Tốt
nghiệp Đại học Năng lượng Mátxcơva, ngành Nhà máy điện nguyên tử và Thiết bị
(1980-1986).
-
1986-1989:
Về nước, công tác tại Viện hóa học Quân sự, BTL Hóa học
-
1989-2019: Công tác tại công ty TECAPRO -
Bộ Quốc Phòng, từ trợ lý (1989) được bổ nhiệm làm Chủ Tịch kiêm Tổng giám đốc
(2004) rồi nghỉ hưu (2019)
-
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2024
ĐỀ CƯƠNG KỶ YẾU KHỐI LƯU HỌC SINH C 146 VÀ ĐỒNG ĐỘI/ĐẠI HỌC KTQS
MỤC LỤC
(Kỷ yếu Khối lưu học sinh C146 và Đồng đội/Đại học KTQS)
I.
Lời nói đầu
(nêu mục đích, yêu cầu và nội dung xây dựng Kỷ yếu)
II. Sự hình
thành và phát triển Khối Lưu học sinh Quân sự C146 và đồng đội (Lê Việt chủ bút)
1.
Sự
hình thành
2.
Quá
trình phát triển
3.
Các
sự kiện quan trọng của C146 (các lần kỷ niệm: tổ chức tại đâu, bao nhiêu người
tham gia, ảnh kỷ niệm….)
III. Những đóng góp của các bạn C146 đối với công cuộc xây dựng
Quân đội và bảo vệ đất nước. (Nêu bật chức năng nhiệm vụ, bao nhiêu bạn
về đơn vị, tóm tắt sự đóng góp phát triển của các bạn tiêu biểu….)
1. Đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Tống Trung chủ bút)
2. Đối với Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng (Đinh Thế Cường chủ
bút)
3. Đối với Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất
(Công ty Tecapro) (Lã Dũng chủ bút)
4. Đối với Quân chủng Hải Quân ( Hoàng Tiến Tùng chủ bút)
5. Đối với Quân chủng Phòng Không- Không quân (Lê Thế Sơn chủ bút)
6. Đối với Học viện KTQS và Viện Khoa học Công nghệ Quân sự (Thiều Quốc
Hân chủ bút)
7. Đối với ngành kỹ thuật lục quân (Tổng cục KT, Tổng cục CNQP, các
binh chủng Công binh, Thông tin, Tăng Thiết giáp….) (Đào Xuân Nghiệp chủ bút.
8. Đóng góp phát triển ngành công nghệ thông tin;
9. Đối với ngành văn hóa, nghệ thuật
(Hồng Thanh Quang, Ngô Tự Lập……)
10. Đối với sự nghiệp xây dựng đất nước (tổng hợp các bạn xuất ngũ,
chuyển ngành….)
11. Những bạn tiêu biểu được xã
hội ghi nhận (được phong quân hàm cấp Tướng và chủ trì các đơn vị trực thuộc Bộ)
IV. Những bài viết kỷ niệm
đáng nhớ
-
Huấn luyện tân binh ở Đoàn
Đào –Đập Neo
-
Ở cơ sở 2 của Đại học Kỹ thuật
Quân sự
-
C146 ở Tiểu đoàn 5 Trường Sĩ
quan Lục quân 1
-
Tinh thần Quốc tế vô sản
Đỗ Mạnh
-
Lần đầu tiên đến nước Nga
Phạm Văn Hải
-
Câu chuyện nhập ngũ và thời
sinh viên
Ngô Phúc Cường
-
Ký ức những ngày đầu trên đất
nước Xô Viết Nguyễn
Cảnh Đức
-
Nhớ về thời thanh niên sôi nổi
Phạm Văn Hải
-
Những ngày hè đáng nhớ tham
gia xây dựng BAM Nguyễn Trịnh Công
-
Chúng tôi đi du học
Nguyễn Đại Điền
-
Những ký ức khó quên Lã
Xuân Dũng
-
Nhóm 3 sinh viên C146 ở
MGU Vũ Quốc Thành
-
Những câu chuyện không bao
giờ quên của lớp
Lê Thế Sơn
Không quân
Bulgaria-Pleven
-
Tham gia thiết kế nhà giàn
DKI bảo vệ biển đảo
Nguyễn Đại Điền
-
Xưa Tây dạy ta nay ta dạy
Tây Nguyễn Cảnh Đức
-
Những năm tháng làm việc ở
Viện KTCB Nguyễn
Đại Điền
I.
Khối các trường thuộc Liên bang Nga và các nước cộng hòa:
A. Khối các trường dân sự:
-
Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcova mangtên
Lômonosov (MGU)
-
Trường Điện Matxcova (MEI)
-
Trường
Đại học kỹ thuật Bưu điện Maxcova (MTUCI)
-
Đại học giao thông đường bộ Quốc gia Maxcova
(MADI)
-
Đại học Cơ khí ô tô Matxcova (MAMI)
-
Đại học Đóng tàu Leningrad
-
Học viện Hàng không Leningrad
-
Trường Điện Leningrad
-
Đại học Tổnghợp Minsk (BGU)
-
Bách khoa Minsk
-
Hàng không Kiev
-
Ngoại ngữ Kiev
-
Bách
khoa Kharkov
-
Tổng hợp Kharkov
-
Bách khoa Odessa
-
Tổng hợp Odessa (OGU)
-
Tổng hợp Quốcgia Kishinev
-
Hàng không RIGA
-
Tổng hợp Quốc gia Azerbaizn
-
Trường Hóa dầu Bacu
-
KRASNODA ?
B. Khối các trường quân sự:
-
Trường Tăng Kiev
-
Trường Thông tin quân sự Ulianov
-
Đại học Kỹ thuật Quânsự Ulianov
-
Đại học Pháo binh Penda
-
Hải quân Leningrad
-
Đại học Bản đồ Quân sự Leningrad
-
Đại học Kỹ thuật xây dựng Quân sự Lenigrad
-
Đại học Kỹ thuật Quân sự Phòng hóa Tambov
-
Cao đẳng kỹ thuật Công binh Kaliningrad
-
Học viện Hải quân Bacu
-
Trường Phòng không Odessa
II.Khối các trường ở các nước Đông Âu:
A.
Các trường dân sự:
-
Đại học Công nghệ Szczecin/Ba Lan
-
Đại học ELTE/Budapest
-
Đại học
Công nghệ và Kinh tế Budapest (BME) Hungaria
-
Đại học Kỹ thuật Kosice Tiệp Khắc
-
Đại học Kỹ thuật Slovakia Bratislava
-
Đại học Kỹ thuật Brno
-
Đại học Kỹ thuật Séc ở Praha
-
Đại học Kỹthuật ILMENAU-CHDC Đức
-
Đại học Kỹ thuật CVUT Tiệp Khắc
-
Đại học Máy Brno Tiệp Khắc
-
Đại học Điện Máy SOFIA(BMEI)
B.
Các trường quân sự
-
Đại học Không quân Georgi Benkoxki/Pleven
Bulgaria
-
Đại học quân sự Vasillepsky/Bulgaria
-
Trường Sĩ quan Pháo Binh Sumen
-
Đại học Hải quân Vapsharov/Varna
-
Đại học Công nghệ Quân sự Ba Lan
LỜI KẾT
PHỤ LỤC
Danh sách hội viên kỷ niệm 40 năm
LƯU Ý CÁC BẠN
1. (Sau mỗi tên Trường là khái quát
chung về trường mình học và trích ngang của
các bạn. Nếu không có thì kê họ tên các bạn);
2. Một số trường còn chưa có ai cung cấp thông tin? Nếu các bạn biết thì
đôn đốc cho?
ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN GÓP Ý CHO MỤC
LỤC NÀY