Hai pho tượng Như Lai Phật Tổ ở Trung Quốc và Myanmar cùng tượng Phật A Di Đà ở Nhật Bản là 3 pho tượng cao nhất thế giới.
Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014
Chiêm ngưỡng những pho tượng phật cao nhất thế giới
Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014
Nhìn quanh nhà chiều 29 tết 2014
Cũng như mọi nhà chuẩn bị tết, bầy biện sắp đặt nhìn bằng máy ảnh quanh nhà mình không khí đón xuân mới 2014
Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014
Tết đầu vắng Mẹ
tết đầu tiên vắng mẹ, ở nhà hai mẹ con cô Thanh đã chuẩn bị thờ cúng cho mẹ và các cụ đầy đủ như mọi năm
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
Hội làng Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, Hải Dương
Chuẩn bị vào hội mới năm 2014 xem lại ảnh hội năm 2011
Hội làng là một nét văn hóa đặc biệt của người Việt. Như bao làng khác làng Thụy trà là quê hương của Phạm Chiêm (Phạm Lệnh Công) cũng tổ chức lễ hội. Trong lễ hội bao gồm phần khai mạc tuyên bố lý do, tham gia có Đảng ủy, Ủy ban ND xã, các cơ quan đoàn thể trong xã, khách thập phương và bà con trong thôn... Sau đến phần tế thần, dâng hương, múa lân, xem Đoàn hát quan họ, chơ cờ tướng, chọi gà...Ôn lại công trạng của Thành hoàng làng, thể hiện uống nước nhớ nguồn, giáo dục cho con cháu muôn đời sau... Ngoài ra còn tổ chức dâng hương trên chùa Thông Phúc...Chụp vài kiểu ảnh xin giới thiệu. Lễ tế Thành Hoàng làng năm 2011.
Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014
Xứ Đông - Hải Dương
Nguồn tham khảo
Xứ Đông hay trấn Hải Đông, trấn Hải Dương là tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông có hạt nhân là trấn Hải Đông xưa, nay là thành phố Hải Dương, bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
Cầu Phú Lương - Hình chụp trong khoảng 1921-1935 - có 5 nhịp cong như cầu Tràng Tiền ở Huế, thời kỳ chiến tranh phá hoại 1965 bị bom Mỹ đánh sập! Tiếc thế! Cầu Lai Vu 3 nhịp cong cũng "tèo" vì bom Mỹ
Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014
Ngắm hoa chuẩn bị đón tết 2014
Dưới đây là hình ảnh và giá một số loại cây chưng Tết để bạn tham khảo
Cây Táo với ước mong một năm mới may mắn, tài lộc sai trĩu cành.
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Một bức thư đáng đọc của cha (ông Tôn Vận Tuyền)
Một bức thư đáng đọc của cha (ông Tôn Vận Tuyền)
Bài viết được đăng nhiều trên mạng, tuy nhiên bản này lấy từ blog của bác Nguyễn Lân Dũng, xin để lại nguồn tại đây: http://blogtiengviet.net/nguyenlandung/2013/01/09/mar_t_la_tham_a_a_ng_a_ar_c
Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology).
Thôn Mạn Đê, xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương
Mạn Đê là tên một làng ở trung tâm của xã Nam trung, huyện Nam sách, tỉnh Hải dương. Mạn Đê là
tên ghép của hai thôn Mạn Đê và Thạch Đê.
Làng nghề “Năng suất xanh” thôn Mạn Đê (xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương) phát triển chủ yếu là sản xuất hành, tỏi khô, với hương vị, chất lượng đặc biệt hơn hẳn nơi khác. Nhờ áp dụng “năng suất xanh”, làng nghề Mạn Đê đã đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất vừa nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
Công làng Mạn Đê
Vị trí địa lí :
Phía đông giáp xã Quốc tuấn và QL37, phía nam giáp làng Thụy Trà và xã Nam hồng, phía tây giáp xã An sơn và xã Nam chính, phía
bắc giáp làng Thượng Dương.
Lịch sử:
Làng Mạn Thạch Đê đã có từ lâu đời. Tên nôm còn gọi là làng Đẻ, tương truyền từ xưa là vợ vua qua vùng đất này đau đẻ, một người làng ra trợ giúp đỡ đẻ cho vợ vua. Nhờ công đó mà vua phong và lệnh cho xây nghè để ghi nhớ công ơn đó gọi nghè bà đẻ.
Một bộ phận người làng đi khai hoang, lập ấp xây dựng một làng Đẻ mới hay gọi là làng Đẻ Con, nay gọi là làng Nhân Hội, thuộc xã Đồng Lạc ngày nay.
Còn tên gọi khác là làng 7 tàu. Tức là làng chuyên trồng rau riếp, mớ một mớ chỉ có 7 tàu là đủ.
Một trong những nét đặc trưng của làng đã đi vào thơ ca hò vè như:
Hay ăn làng Đẻ
Bẻ nhẽ Thụy Trà
La cà làng Hóp
Hay họp làng Xi
Hay đi làng Vạn
Lịch sử:
Làng Mạn Thạch Đê đã có từ lâu đời. Tên nôm còn gọi là làng Đẻ, tương truyền từ xưa là vợ vua qua vùng đất này đau đẻ, một người làng ra trợ giúp đỡ đẻ cho vợ vua. Nhờ công đó mà vua phong và lệnh cho xây nghè để ghi nhớ công ơn đó gọi nghè bà đẻ.
Một bộ phận người làng đi khai hoang, lập ấp xây dựng một làng Đẻ mới hay gọi là làng Đẻ Con, nay gọi là làng Nhân Hội, thuộc xã Đồng Lạc ngày nay.
Còn tên gọi khác là làng 7 tàu. Tức là làng chuyên trồng rau riếp, mớ một mớ chỉ có 7 tàu là đủ.
Một trong những nét đặc trưng của làng đã đi vào thơ ca hò vè như:
Hay ăn làng Đẻ
Bẻ nhẽ Thụy Trà
La cà làng Hóp
Hay họp làng Xi
Hay đi làng Vạn
Giao thông:
Đường tỉnh 390 xuyên qua làng, các đường trong làng bê tông toàn bộ, tải trọng xe 8 tấn, ngõ xóm xe 7 chỗ đi được. PhíaNam và
tây có Sông bao bọc thuận lợi giao thông thủy và công tác tưới tiêu nước.
Đường tỉnh 390 xuyên qua làng, các đường trong làng bê tông toàn bộ, tải trọng xe 8 tấn, ngõ xóm xe 7 chỗ đi được. Phía
Diện tích và dân số :
Diện tích tự nhiên 155 ha, trong đó diện tích canh tác là 132 ha. Dân số : (theo số liệu năm 2013 ), có 49 dòng họ, 878 hộ gia đình, hơn 3200 nhân khẩu đang cư trú và hàng trăm người đi làm xa khắp mọi miền đất nước.
Trên diện tích đất ấy có nhiều khu đống mai táng các thế hệ người xưa của làng như đống: Thái, đống Trinh, đống Túm, đống con Thuyền và đống Ngò...
Diện tích tự nhiên 155 ha, trong đó diện tích canh tác là 132 ha. Dân số : (theo số liệu năm 2013 ), có 49 dòng họ, 878 hộ gia đình, hơn 3200 nhân khẩu đang cư trú và hàng trăm người đi làm xa khắp mọi miền đất nước.
Trên diện tích đất ấy có nhiều khu đống mai táng các thế hệ người xưa của làng như đống: Thái, đống Trinh, đống Túm, đống con Thuyền và đống Ngò...
Chính trị xã hội văn hóa :
Có 1 chi bộ với 84 đảng viên, 2 bà mẹ Việt nam anh hùng, 46 Liệt sĩ, 61 thương bệnh binh. 772 hộ đạt Gia đình văn hóa. Có thư viện, câu lạc bộ văn hóa thể thao, đài truyền thanh, hơn 50 kĩ sư, cử nhân, 02 tiến sĩ. Phổ cập giáo dục đến phổ thông cơ sở. Mạn đê cũng đã được công nhận là “ Làng Văn hóa” năm 2011.
Có 1 chi bộ với 84 đảng viên, 2 bà mẹ Việt nam anh hùng, 46 Liệt sĩ, 61 thương bệnh binh. 772 hộ đạt Gia đình văn hóa. Có thư viện, câu lạc bộ văn hóa thể thao, đài truyền thanh, hơn 50 kĩ sư, cử nhân, 02 tiến sĩ. Phổ cập giáo dục đến phổ thông cơ sở. Mạn đê cũng đã được công nhận là “ Làng Văn hóa” năm 2011.
Kinh tế:
Trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản là chủ yếu. Mạn đê là làng nghề nổi tiếng trong huyện, Năm 2004 được UBND Tỉnh Hải dương công nhận là làng nghề sản xuất và xuất khẩu nông sản. Từ năm 2003 đã được Tổ chức Năng suất châu Á ( APO ) và Trung tâm Năng suất Việt nam công nhận là “ Làng Năng suất xanh”. Ngoài ra còn có nhiều nghề khác như đan lát từ cây tre, xây dựng dân dụng, thương mại, sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.
Trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản là chủ yếu. Mạn đê là làng nghề nổi tiếng trong huyện, Năm 2004 được UBND Tỉnh Hải dương công nhận là làng nghề sản xuất và xuất khẩu nông sản. Từ năm 2003 đã được Tổ chức Năng suất châu Á ( APO ) và Trung tâm Năng suất Việt nam công nhận là “ Làng Năng suất xanh”. Ngoài ra còn có nhiều nghề khác như đan lát từ cây tre, xây dựng dân dụng, thương mại, sản xuất hàng thủ công xuất khẩu.
Hiện nay đường làng ngõ xóm đã tương đối khang trang, nhà tạm
không còn. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết như : Môi trường, Văn hóa
giao tiếp ứng xử, . .
Lịch sử văn hóa:
Hàng năm, ngày 10/2 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Thành hoàng của làng, đó chính là ngày hội của đình làng Mạn đê. Từ ngày 08/2 âm lịch, ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị làm rạp, treo cờ, băng rôn khẩu hiệu từ cổng làng đến khu quần thể Đình, Chùa, nhà văn hóa ở giữa làng. Từ trước đó hàng tháng, các đội tế lễ đã tập luyện cho thêm nhuần nhuyễn, tập cho một vài thành viên mới tham gia lần đầu để đảm bảo đúng nghi lễ trang trọng, cung kính với Thành hoàng, các tiết mục múa hát chào mừng lễ hội cũng đã chuẩn bị tốt.
Hàng năm, ngày 10/2 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Thành hoàng của làng, đó chính là ngày hội của đình làng Mạn đê. Từ ngày 08/2 âm lịch, ban tổ chức lễ hội đã chuẩn bị làm rạp, treo cờ, băng rôn khẩu hiệu từ cổng làng đến khu quần thể Đình, Chùa, nhà văn hóa ở giữa làng. Từ trước đó hàng tháng, các đội tế lễ đã tập luyện cho thêm nhuần nhuyễn, tập cho một vài thành viên mới tham gia lần đầu để đảm bảo đúng nghi lễ trang trọng, cung kính với Thành hoàng, các tiết mục múa hát chào mừng lễ hội cũng đã chuẩn bị tốt.
Theo Ngọc phả Thành hoàng làng, Ngài là một vị tướng thuộc thời vu Lê Đại Hành giai đoạn (980-1005) có công dẹp
giặc đến từ phía tây ( nước Lào ngày nay ), được vua phong thưởng chức Quan cai
quản dân cư khu vực làng Mạn Đê ngày nay. Ngài mất vào ngày 10/2 âm lịch và dân
làng suy tôn làm Thành Hoàng và lập Đình thờ. Các đời vua nhà Nguyễn như Gia
Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định đều có sắc phong xác nhận Công đức và địa
vị của Ngài.
Tương truyền tên húy của ngài là Chân nên dân làng thường phải kiêng tên húy gọi là cẳng.
Tương truyền tên húy của ngài là Chân nên dân làng thường phải kiêng tên húy gọi là cẳng.
Lễ đọc chúc văn
Đoàn tế nữ dâng hương
Hiện nay trong làng có 4 dòng họ đã xây dựng được nhà thờ họ
Đại tôn: Như họ Phạm, Họ Nguyễn Sĩ, Họ Trần và Hồ Xuân.
Làng nghề “Năng suất xanh” thôn Mạn Đê (xã Nam Trung, Nam Sách, Hải Dương) phát triển chủ yếu là sản xuất hành, tỏi khô, với hương vị, chất lượng đặc biệt hơn hẳn nơi khác. Nhờ áp dụng “năng suất xanh”, làng nghề Mạn Đê đã đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất vừa nâng cao năng suất, tiết kiệm nguyên liệu, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển bền vững.
Lễ rước kiệu
Vui Hội cờ
Cảng Đình làng
Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014
Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014
Cúng ông công ông táo
Theo tục cổ truyền của người Việt, Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nhà bếp. Vào ngày này, Táo quân sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng.
Táo quân cũng còn gọi là Táo công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, nên còn được gọi là Vua Bếp. Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể
Một bộ hàng mã cúng ông Công ông Táo đầy đủ. “Lễ vật cúng Táo công không thể thiếu mũ ông Công ba cỗ: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bàthì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.
|
Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014
Phong tục đón tết của người Việt
Gần tết nguyên đán năm Giáp Ngọ 2014 muốn ôn lại phong tục đón tết để xem áp dụng được đến đâu?
Tết là lúc gia đình họp mặt đông đủ. Ai đi đâu xa cũng đều về nhà khoảng 23 tháng Chạp để đón Tết với gia đình. Thông thường những phong tục đón Tết với gia đình gồm có: đi thăm mộ tổ tiên, đưa ông Táo về trời, rước vong linh ông bà, đốt pháo, xuất hành, xông nhà, chúc thọ, lì xì, thăm viếng và tục kiêng cữ….
Hình ảnh một gia đình tổ chức gói bánh chưng
Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014
Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014
Chùa Thụy Trà (Thông Phúc Tự)
Lễ động thổ xây dựng chùa Thụy Trà (Thông Phúc Tự)
Chùa Thụy Trà là một ngôi chùa cổ còn có tên gọi là Thông Phúc Tự đã tồn tại nhiều thế kỷ qua nhiều thời gian trùng tu. Nay do xuống cấp dưới sự trụ trì của sư thày Thích Nhật Quang tổ chức quyên góp xây dựng lại trong quần thể di tích đình chùa Thụy Trà đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và thành phố. Sau là một vài hình ảnh trong ngày động thổ.
Chân dung sư thày trụ trì chùa Thụy Trà Thích Nhật Quang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)