Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Toàn cảnh đám tang Cụ Hồ Thị Chưa, ở Thụy Trà, xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

 photo 01.jpg

(14/3/1931-19/11/2013) hưởng thọ 83 tuổi

 photo 1EA3nh2_1.jpg
Sư Cụ làm Lễ nhập quan

 photo 1EA3nh7_1.jpg
Lễ khâm niệm

 photo 1EA3nh4_1.jpg  photo 1EA3nh11_1.jpg  photo 1EA3nh10_1.jpg  photo 1EA3nh3_1.jpg

Lễ phúng viếng

 photo 1EA3nh27_1.jpg
Gia tộc Họ Nguyễn Phúc phúng viến
 photo 1EA3nh26_1.jpg
Lễ truy điệu
 photo 1EA3nh6_1.jpg  photo 1EA3nh13_1.jpg  photo 1EA3nh14_1.jpg  photo 1EA3nh9_1.jpg  photo 1EA3nh24_1.jpg

Lễ đưa tang
 photo 1EA3nh15_1.jpg  photo 1EA3nh8_1.jpg

Lễ thổ công
 photo 1EA3nh18_1.jpg

Lễ phục hồn
 photo 1EA3nh16_1.jpg

ăn cơm sau khi đã an táng cụ mồ yên mả đẹp
 photo 1EA3nh17_1-1.jpg

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Hội học sinh MADI Hà Nội đón mừng Hiệu trưởng và hiệu phó MADI

Hội học sinh MADI Hà Nội đón mừng Hiệu trưởng và hiệu phó MADI ngày 16 tháng 11 năm 2013. Đến dự có khoảng 50 người gồm nhiều thế hệ. Buổi tiếp diễn ra vui vè đầm ấm tình cảm thày trò. Mọi người tự giới thiệu về mình, hát các bài hát Nga... · Được cập nhật ngày 23 giờ trước  photo unnamed.jpg

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Giá máy khoan khí nén

Để giản sức lao động trong công tác khoan người ta sử dụng các giá máy khoan, có tác dụng giảm chấn




Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Những phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20

Máy tính, điện thoại, máy xấy, lò nướng bánh mì… những vật dụng trở nên “bình thường” của ngày hôm nay nhưng lại là những phát minh vĩ đại của thế kỷ trước.
Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của việc hạy đua công nghệ, đồ điện tử, dân dụng… Thừa hưởng những phát minh của nhân loại, bạn đã bao giờ tự hỏi trước khi chưa có chúng, con người sinh hoạt như thế nào? Những vật dụng hiện tại rất “bình thường” nhưng trong một giai đoạn lịch sử, nó lại là những phát minh “vĩ đại” của loài người. Cùng điểm danh lại những phát minh của thế kỷ 20 đã thay xoay chuyển hoàn toàn cuộc sống con người nhé. 
1. Máy tính xách tay

 Máy tính xách tay Epson HX-20
Năm 1981, máy tính xách tay lần đầu tiên xuất hiện đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo Toán học và báo hiệu sự vận động vượt bậc của công nghệ. Máy tính xách tay có bốn dòng của màn hình LCD 20 ký tự, một băng cassette để lưu trữ dữ liệu và thậm chí có cả một máy in nhỏ. Mặc dù có kích thước lớn gấp nhiều lần máy tính hiện tại, nhưng Epson HX-20 vẫn là niềm tự hào của công nghệ thế kỷ XX.
2. Lò nướng bánh mì đầu tiên trên thế giới
 
 Lò nướng bánh nhỏ gọn được dùng trong nhà bếp
Đầu thế kỉ XX, lò nướng bánh mì nhỏ gọn đầu tiên xuất hiện đã làm cho phương Tây chao đảo. Không chỉ tiện ích và nhỏ gọn, lò nướng bánh mì còn báo hiệu một cuộc cách mạng công nghệ đã phủ sóng tới những ngóc ngách nhỏ nhất trong cuộc sống con người.
3. Khóa kéo
 
 Vật dụng phổ biến bậc nhất hiện nay
Trước khi phát minh ra khóa kéo, trang phục con người chủ yếu dùng chun, vật dụng  hàng ngày sử dụng dây buộc, dây cao su… Năm 1913, kéo khóa đã xuất hiện nhưng vẫn còn mới lạ, chỉ 24.000 dây kéo được bán. Mãi đến năm 1950, tạp chí Esquire công bố khóa kéo với dòng chữ “Phát minh thông minh cho trang phục của đàn ông”, lúc đó, khóa kéo mới thực sự trở thành cơn sốt. Ngày nay, Nhật Bản là quốc gia sản xuất 1 nửa khóa kéo của thế giới, trung bình mỗi năm tung ra 7,2 tỷ USD cho sản phẩm này.
4. Điện thoại nắp gập đầu tiên – Motorola StarTAC
 
 Chiếc điện thoại có kiểu dáng gần với điện thoại ngày nay
Với kiểu dáng gần với điện thoại ngày nay, chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên từ là biểu tượng của thời trang đồng thời khơi gợi cảm hứng cho việc thiết kế điện thoại sau này.
5. Máy trợ thính
 
Hàng triệu người như vỡ òa với phát minh vượt bậc này
Việc phát minh ra máy trợ thính trong năm 1956 làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người. Đây được coi là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong y học.
6. Máy xấy tóc
 
Máy sấy tóc đầu tiên có kích thước “khổng lồ”
Máy sấy tóc đầu tiên được phát minh vào năm 1890 bởi một nhà tạo mẫu Pháp, Alexandre F. Godefrey. Nhưng mãi đến những năm 1920, máy sấy tóc cầm tay mới được phát minh và đưa ra thị trường. Tuy không có ứng dụng siêu việt, nhưng nó là “cứu cánh” cho người dân phương Tây trong mùa đông khắc nghiệt.
7. TV có màu
 Nửa thế kỷ trước, TV có màu là phát minh xa lạ với con người
Năm 1966 BBC công bố kế hoạch để bắt đầu chương trình truyền hình phát sóng có màu đầu tiên trên thế giới. Anh là nước tiên phong ở châu Âu cung cấp chương trình đặc biệt này.
8. Bật lửa
 
Con người có thể có lửa ở bất cứ đâu với phát minh này
Bật lửa Zippo đầu tiên, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Zippo / Case tại Bradford, được sản xuất vào đầu năm 1933 và được bán với giá $ 1,95
Ngoài những phát minh “tưởng như không thể” trên, thế kỷ XX còn xuất hiện rất nhiều phát minh vượt bậc khác như: Ấm nước điện trong năm 1922, lò vi sóng năm 1933, máy tách thận năm 1944, trái tim giả năm 1941, điều hòa nhịp tim năm 1958… Tất cả đi vào lịch sử như minh chứng cho trí thông minh vượt bậc của loài người.
An Nguyên (Theo Dailymail)
2013-10-09 05:56:08

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Tầu đệm khí


 Tàu đệm khí
Tàu đệm khí của Nga

Tổng quan về tàu đệm khí - Nguyên lý hoạt động 
Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được gọi là “ Tàu đệm khí – Hovercraft”. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn rời khỏi mặt nước và chỉ còn chịu sức cản của không khí. Nó có thể chở được hàng trăm người,

Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được gọi là “ Tàu đệm khí – Hovercraft”. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn rời khỏi mặt nước và chỉ còn chịu sức cản của không khí. Nó có thể chở được hàng trăm người, hàng trăm tấn vũ khí, thiết bị và chạy được với tốc độ hơn 40 hải lí/ giờ. Tàu đệm khí đã được nhà khoa học Sir Cockerell người Anh phát minh ra từ năm 1959 và được sử dụng rộng rãi trong cứu hộ, thể thao dưới nước, hải quan, du lịch, quân sự... tại nhiều nước trên thế giới.
Tàu đệm khí
Vậy “ Tàu đệm khí” là gì và nguyên lí hoạt động của nó như thế nào?
Sở dĩ gọi là “ Tàu đệm khí” vì tàu này chạy chủ yếu là trên “đệm khí”. Lớp đệm khí này được tạo ra bởi một luồng khí nén áp lực cao do các thiết bị trên tàu phát ra, nâng con tàu lên, đẩy tàu lên cách mặt đất, mặt nước một khoảng cách nhất định. Tàu di chuyển được nhờ lực đẩy của động cơ hay cánh quạt. Tàu đệm khí là một trong những giải pháp thay thế tàu đệm từ. Trong cả hai trường hợp, mục đích đệm này là để ngăn chặn phương tiện không tiếp xúc với mặt đất, mặt nước. Trong khi tàu đệm từ thực hiện việc này thông qua sử dụng từ trường, thì tàu đệm khí sử dụng đệm không khí.
Thông thường, tàu đệm khí được trang bị những chiếc quạt gió có công suất rất lớn. Khi quạt chạy, không khí nén do những chiếc quạt này sinh ra theo đường dẫn hình tròn ở bốn xung quanh đáy tàu phun xuống dưới mặt nước với áp lực rất lớn. Theo nguyên lý phản lực, thân tàu nhận được một lực theo hướng lên trên. Khi lực này đạt được độ lớn đủ sức đẩy trọng lượng thân tàu lên thì thân tàu được nâng lên khỏi mặt nước. Lúc ấy ở giữa thân tàu và mặt nước sẽ hình thành một lớp đệm không khí. Sau đó chân vịt của tàu cắm theo hướng nghiêng vào trong nước hoặc chong chóng không khí để đẩy tàu chạy lên phía trước.
Không khí nén trong đệm không khí không ngừng tan đi, vì thế, để duy trì đệm không khí cần phải tiêu hao công suất rất lớn. Hơn nữa, khi tàu di chuyển trên mặt nước còn gây ra những đợt sóng tương đối lớn đồng thời làm tung toé rất nhiều hoa sóng. Những hoạt động này đều tiêu hao không ít năng lượng. Vì vậy, tàu đệm không khí tuy có thể nâng cao tốc độ chạy, nhưng đòi hỏi phải có công suất rất lớn.
Tuy vậy, loại tàu này có một ưu điểm rất lớn là vừa chạy trên nước, vừa chạy được trên cạn. Khi chạy trên mặt đất, giữa tàu và mặt đất cũng hình thành một đệm không khí để nâng tàu lên. Do lớp đệm này dày tới mấy mét, tàu có thể chạy một cách bình yên trên các con đường gồ ghề, bùn lầy, trên thảo nguyên, sa mạc, đầm lầy hoặc trên mặt biển đóng băng mà không gặp trở ngại gì. Ngoài máy bay lên thẳng ra, đây là loại tàu có thể đi đến được nhiều nơi nhất và với tốc độ nhanh nhất. Tàu Bob windt của Mỹ chạy thử năm 1995 đạt đến vận tốc 137.4 km/h. Tàu đệm khí được phát triển từ những năm 1959 ở Anh bởi Saunder-Roe, cho mục đích dân sự vận chuyển hành khách. Tàu BHC SRN4, tàu đệm khí dân sự lớn nhất thế giới có thể chở 418 hành khách và 60 ô tô.
Trong quân sự, tàu đệm khí thường được sử dụng trong mục đích đổ bộ, vận chuyển khí tài với ưu điểm nhanh, cơ động. Tàu đệm khí đổ bộ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay thuộc về hải quân Nga. Đó là tàu đổ bộ Zubz, được trang bị cả tên lửa, pháo và súng máy.
Tàu đệm khí đổ bộ Zubr của Nga
Zubr (lớp Projekt 12322, NATO gọi là Pomornik) là tàu đệm khí đổ bộ lớn nhất thế giới, do Viện thiết kế tàu TsMKB ở St. Petersburg thiết kế.  Zubr có lượng giãn nước 550 tấn, chiều dài 57,3 m, chiều rộng 25,6 m, tốc độ 60 hải lý/h, thủy thủ đoàn 27 người.
Tàu được dùng để đổ bộ binh sĩ các đơn vị đổ bộ đường biển tiền trạm và binh khí kỹ thuật lên bờ biển, cũng như để chi viện hỏa lực cho hoạt động trên bờ của các lực lượng đó. Tàu này còn có thể huy động làm nhiệm vụ rải lôi.
Zubr có khả năng chuyên chở 3 xe tăng hạng trung hoặc 10 xe bọc thép chở quân hoặc 500 lính đổ bộ, có tốc độ di chuyển đạt trên 63 hải lý/giờ. Vũ khí của tàu bao gồm 4 hệ thống tên lửa phòng mang vác Igla-1M, 2 pháo tự động 30 mm àÊ-630, 2 bệ phóng rocket 140 mm MS-227.Zubr được đưa vào trang bị của Hải quân Liên Xô năm 1988, hiện được sử dụng trong hải quân Nga (5 tàu), Ukraine (3 tàu) và Hy Lạp (4 tàu).
Hải quân Trung Quốc 04 tàu đệm khí của loại Zubr của Ukraine với trị giá 315 triệu USD, nhằm tăng cường cho lực lượng Hải quân trên biển Đông (Hạm đội Nam Hải)
Hải quân Trung Quốc hiện đang thiếu trầm trọng các tàu đổ bộ tốc độ nhanh và hiện nay các tàu đệm khí hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc loại Jingsah II mới chỉ có khả năng chở tối đa 70. Vì vậy, Trung Quốc đã tức tốc tiến hành mua 4 tàu đệm khí loại Zubr của Ucraina
Hai chiếc tàu đệm khí lớp Zubr ( tên Mỹ gọi là Bison) đầu tiên sẽ được đóng tại một hãng đóng tàu củaUkraine tại cảng Feodosia thuộc biển Đen. Hai chiếc tiếp theo sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự giám sát của các kỹ thuật viên Ukraine. Nhờ kích thước lớn, tàu này có thể hoạt động khi biển động dễ dàng hơn so với tàu loại nhỏ.
Với vận tốc này, một tàu Zubr có thể đi từ lục địa Trung Hoa đến Đài Loan, thả xuống 500 quân rồi quay lại lục địa quốc trong ba tiếng. Mỗi ngày tàu có thể thực hiện được 4 chuyến đi và về. Như vậy có nghĩa trong một ngày bốn chiếc có thể đưa qua Đài Loan được 8.000 quân.
Ngoài ra, tàu đổ bộ Zubr có khu vực chở hàng rộng 4.300 sqft (400 mét vuông), và sức chứa nhiên liệu đến 56 tấn. Tầm hoạt động xa đến 300 dặm hay 480 cây số.
Trung Quốc hiện nhái theo kiểu tàu này để chế tạo cho mình ở những xưởng đóng tàu tại Trung Quốc. Với nhịp độ chế tạo tàu kiểu 022, trước năm 2015, Trung Quốc có thể đóng xong vài chục chiếc, đủ để di chuyển hàng ngàn quân đi khắp vùng Biển Đông.
Nguyên lý tàu đệm khí
Tàu đệm khí đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam
Gần đây, nhiều nước quan tâm đến việc nghiên cứu và chế tạo tàu đệm khí. Từ những năm 1950, 1960, các nước như Nga, Đức… đã nghiên cứu, chế tạo tàu đệm khí và trở thành đàn anh trong lĩnh vực này. Và cho tới những năm 1980, tàu đệm khí đã nổi tiếng là loại tàu quân sự hữu dụng đối với hải quân Nga. Gần đây, Trung Quốc cũng đã trang bị thêm nhiều tàu đệm khí cho hải quân.
Việt Nam là nước có nhiều diện tích biển thì đương nhiên không thể không quan tâm loại tàu này. Chúng ta muốn vươn ra biển lớn thì không thể đi bằng cano, tàu biển nhỏ, lẻ mà phải nghĩ tới các trang thiết bị hiện đại như tàu đệm khí.
Vừa qua, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và chế tạo thử nghiệm chiếc tàu đệm khí loại nhỏ, có 3 chỗ ngồi. Đây có thể nói là chiếc tàu đệm khí đầu tiên được chế tạo tại Việt Nam. Qua chạy thử mô hình thử nghiệm trên mặt đường bộ cho thấy, tốc độ trung bình của loại tàu này đạt từ 25-30 km/giờ. Bên cạnh khả năng hoạt động đa năng các nhà khoa học cho hay năng, loại tàu này còn là “trợ thủ” đắc lực cho việc cứu hộ, cứu nạn sau bão lũ.
Tàu đệm khí có cấu tạo gồm thân tàu, quạt nâng, chong chóng đẩy, váy đệm khí, hệ thống lái... Bánh lái đặt ở phần đuôi tàu đảm nhiệm việc điều khiển tàu. Váy đệm khí được gắn chặt với phần thân tàu, giúp duy trì đệm khí dưới tàu. Chong chóng đẩy nằm ở phía xa đuôi tàu, đóng góp lực đẩy chính cho tàu.
Điểm đặc biệt của loại tàu này là khi di chuyển, thân tàu không chạm nước bởi nó tạo ra một lớp đệm khí. Với nguyên tắc hoạt động này, nó không chỉ chạy trên mặt sông, hồ, biển mà còn có thể... lướt nhẹ trên mặt đất. Loại tàu này đặc biệt hiệu quả ở vùng có mớn nước nông hoặc bị rong rêu không sử dụng được loại tàu chân vịt.
Do đặc thù tàu có cỡ nhỏ, chạy nhanh nên được quan tâm nhiều trong cả quân sự lẫn dân sự. Loại hình tàu này có thể được ứng dụng cho các loại tàu tuần tra, bảo vệ, tàu thể thao, cứu nạn, tàu thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của hải quân... Trên thực tế, tại Việt Nam, tàu đệm khí phù hợp cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực kỹ thuật tàu thủy, kỹ thuật hàng không, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động, kỹ thuật đo lường.
Bên cạnh đó, do là loại tàu đa năng, hoạt động trên một vùng rộng, lưỡng cư (thủy, bộ phối hợp), tàu đệm khí có khả năng phục vụ cứu hộ, cứu nạn sau lũ. Người ta cho rằng nếu có sự hỗ trợ của phương tiện này, tổn thất về người ở các trận lũ lụt vừa qua sẽ giảm thiểu rất nhiều. Điều này đã được chứng minh từ kinh nghiệm cứu nạn sau cơn bão Katrina tại Mỹ, trong đó tàu đệm khí được sử dụng nhiều và rất hiệu quả.
Tàu đệm khí do Trường ĐH Bách khoa TPHCM chế tạo là thế hệ tàu đệm khí đầu tiên ở Việt nam, được nghiên cứu và chế tạo bài bản, kích thích cho các dòng sản phẩm tàu nhanh, phi cơ cùng phát triển (tàu wigs, parwig, thủy phi cơ...) bằng kinh nghiệm thực hiện và tổ chức của những người thực hiện./.
Theo Vinashin

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Cảng biển di động

Cảng biển di động có thể vận dụng vào công tác chuyển tải cho đảo

Khái niệm cảng biển di động có thể còn mới mẻ đối với Việt Nam. Tuy nhiên, ở một số nước tiên tiến trên thế giới như Trung Đông, Singapore, Hongkong, hay Châu Mỹ… mô hình này đã được đưa vào sử dụng. Trong sự phát triển của ngành vận tải biển, khối lượng container trên toàn cầu trung bình tăng 8% / năm, thì việc xuất hiện một mô hình cảng biển mới đáp ứng kịp nhu cầu của ngành, nhu cầu môi trường cũng như công nghệ hiện đại là một điều tất yếu.
 
Cảng biển di động là một giải pháp mới trong việc vận chuyển hàng hóa bằng việc kết nối các tàu chở hàng container tại những cửa biển, cửa sông với những cảng có luồng tàu cạn mà tàu không thể vào. Là một hệ thống tổ hợp đa năng, cảng di động có thể di chuyển linh hoạt đến vị trí cần thiết và neo tại các vùng nước sâu gần cảng chính. Cảng được thiết kế đặc biệt với các cần cẩu xoay, có sức xếp dỡ hàng lớn, có thể tiếp nhận các tàu hàng công suất lớn để làm hàng rời và cả hàng container. Ưu việt hơn nữa, trong hệ thống tổ hợp đa năng này có đội tàu chuyển tải hàng hóa, đủ khả năng làm hàng rời và hàng container hàng trọng tải 7.000 tấn chỉ với mớn nước 3,6 m, trọng tải 10.000 tấn, nhưng mớn nước chỉ 4,9 m hoặc các tàu có trọng tải lớn hơn thì loại hình cảng biển di động cũng dễ dàng hoạt động thông suốt, đây là điều mà các cảng biển cố định không thể thực hiện được.
Công nghệ của một hệ thống cảng biển di động bao gồm:
 ·    Cảng nổi (Floating platform): Giúp các tàu lớn với mớn nước sâu không thể di chuyển vào cảng vẫn có thể làm hàng ở vị trí thích hợp, với cơ cấu thiết kế ổn định và đảm bảo an toàn.
 ·    Hệ thống cầu cảng (Mobile Harbor berth interface): Hệ thống thiết kế trên bề mặt cầu cảng đảm bảo suốt quá trình di chuyển, vận hành luôn thông suốt.
 ·    Hệ thống xếp dỡ (Highly-efficient loading system): Cảng sở hữu một hệ thống xếp dỡ các contanier hiệu quả và nhanh chóng.
 ·    Hệ thống lai dẫn tàu và neo đậu (Docking and Mooring): Hệ thống tự động hướng dẫn tàu vào cảng di động, thả neo và xếp dỡ hàng hóa ngay tại tàu.
 ·    Thiết kế hệ thống và mạng lưới vận chuyển container (System design and Container transport network): Hệ thống được thiết kế tối ưu hóa có khả năng phân tích được các chỉ tiêu kinh tế và phân tích mạng lưới vận chuyển container.
 Công nghệ của hệ thống cảng biển di động      
    
 Với thiết kế tối ưu, cảng biển di động thích hợp với những khu vực có địa hình bất lợi. Ở những vùng nước cạn, tàu container lớn không thể cập cảng, cảng biển di động đóng vai trò trung chuyển, đưa hàng hóa vào cảng mà không cần đến cần trục hay tàu chuyển tiếp. Thực hiện được chức năng đó, cảng biển di động còn góp phần hạn chế tình trạng tắc nghẽn tại cảng, nâng cao mức độ an ninh tại cảng, cũng như nâng cao năng suất bốc dỡ hàng hóa (bốc, xếp hàng hóa ngay tại tàu hàng), với hệ thống bốc, dỡ hàng hóa hiện đại và nhanh chóng...
 Xét về mặt kỹ thuật, cảng biển di động hứa hẹn là người tiên phong và dẫn đầu trong công nghệ, ứng dụng những công nghệ mới nhất trong vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa đường biển.
 Xét về mặt khai thác, cảng di động không những chỉ mang đến hiệu quả cho các vùng không có điều kiện tự nhiên tốt phục vụ đón tàu lớn (mớn nước, luồng lạch) mà nó còn tỏ ra hiệu quả với các cảng hiện hữu trong việc di chuyển hàng hóa giữa các cảng này với các ICD. Ngoài ra, cảng di động còn mở ra cơ hội cho các ICD có thể cắt giảm đầu tư vào cầu cảng cũng như cần cẩu, tăng năng suất bốc xếp tại các ICD vốn đã rất thấp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các cảng hiện hữu cũng có thể dựa vào các cảng di động để tránh dùng cẩu bờ phục vụ mục đích bốc xếp hàng lên xuống xà lan.
 Xét về mặt kinh tế xã hội, cảng biến di động góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu cũng như các ngành liên quan, tạo dựng giá trị kinh tế cho nền kinh tế hàng hải, góp phần làm tăng thị phần trong thị trường trung chuyển, phát triển lực lượng lao động công nghệ cao.
 Xét về mặt môi trường, cảng biển di động góp phần đổi mới hệ thống giao thông vận tải vốn nặng nề và nhiều bất cập. Với việc tiếp nhận các tàu hàng lớn cũng như sử dụng các công nghệ thân thiện môi trường sẽ làm giảm lượng tàu cũng như tầng suất tàu ra vào cảng từ đó góp giảm lượng CO2 trong môi trường xanh, giảm thiệt hại trong việc xây dựng cảng…
Với những lợi ích cũng như hiệu quả mà mô hình cảng biển di động đem lại có thể thấy nó chính là một giải pháp đáng lưu tâm cho thực trạng tiếp nhận tàu hàng kích cỡ lớn, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như tiết kiệm chi phí nạo vét cho hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này cũng sẽ đặt ra những vấn đề cần giải quyết như hệ thống các cầu trên các sông hiện nay sẽ là một trở ngại cho việc di chuyển của cảng di động vì chiều cao của các cần cẩu và trục trên cảng di động là khá lớn. Các phao dẫn tại các của sông cũng như các phương tiện vận tải nhỏ sẽ gây trở ngại cho việc neo đậu và làm hàng của cảng di động. Ngoài các cảng sông lớn gần cửa biển, thì việc chuyển hàng từ cảng di động vào các cảng ICD nằm sâu trong nội địa cũng là một khó khăn cần tính đến.
 Sẽ còn những vấn đề đặt ra cần giải quyết và thảo luận khi ứng dụng mô hình cảng biển di động ở nước ta. Tuy nhiên, với hiệu quả mà nó mang lại, thiết nghĩ chính phủ cùng các ngành hữu quan cũng như các công ty quản lý cảng nên có sự quan tâm, nghiên cứu cũng như những chiến lược đúng đắn về mô hình mới này để có áp dụng và đem lại thêm hiệu quả kinh tế cho hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay.


nguồn báo điện tử Cao Đẳng Hàng Hải 

Cảng biển di động

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Tôn tạo mộ Thái uý Phạm Cự Lượng tại Yên Ninh, Yên Khánh, Ninh Bình


Ngày 26.5.2013 (tức 17 tháng 4 năm Quý Ty), Ban Quản lý Di tích Đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng cùng Hội đồng Gia tộc Họ Phạm Trọng, Phạm Mậu, Phạm Đăng tại thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ khánh thành tu bổ tôn tạo phần mộ Thái uý Phạm Cự Lượng  Tới dự Lễ có ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh, ông Phạm Xuân Kháng, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ Yên Khánh, ông Phạm Quốc Chỉnh, Chủ tịch MTTQ huyện Yên Khánh; ông Lại Văn Luân- P.Chủ tịch UBND thị trấn Yên Ninh, Trưởng Ban Quản lý Di tích, ông Phạm Trọng Trụ-Chủ tịch MTTQ cùng đại diện chính quyền đoàn thể Thị trấn Yên Ninh. Đặc biệt, có hơn 60 vị trong Ban Quản lý và đệ tử của Đình Lương Sử nơi thờ Thái uý Phạm Cự Lượng tại phố Lương Sử, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội cùng đại diện MTTQ phường Văn Chương và nhân dân của phố Lương Sử về dự. Về phía Họ Phạm có ông Phạm Ngũ Thạo, Phó Chủ tịch HĐ Họ Phạm tỉnh Ninh Bình cùng HĐ họ Phạm huyện Yên Khánh, HĐGT họ Phạm Mậu, Phạm Trọng, Phạm Đăng tại Thị trấn Yên Ninh, ông Phạm Mậu Ngọ, người trực tiếp trông coi mộ Thái úy Phạm Cự Lượng từ mấy chục năm nay, cùng đông đảo bà con Họ Phạm ở Thị trấn Yên Ninh và nhân dân các họ trong vùng đã có mặt dự buổi Lễ trọng thể này.

Để đi được tới buổi Lễ hôm nay là cả một câu chuyện dài, một câu chuyện tình nghĩa thật xúc động.
Thái úy Phạm Cự Lượng (hay Phạm Cự Lạng sinh năm 944) người làng Trà Hương, nay là Thụy Trà, huyện Nam Sách, Hải Dương, là quan đại thần của triều Đinh (968-980). Năm 980, khi thế nước cần có người tài giỏi cầm quân diệt giặc Tống xâm lược giữ yên bờ cõi, ông đã phò Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi và trở thành trụ cột của triều Tiền Lê, có nhiều công trong việc đánh Tống, bình Chiêm và xây dựng đất nước khi dẹp xong giặc. Ông là người có nhiều công tích lại thanh liêm chính trực được người trần cũng như người âm kính nể, nên năm 1037, nghĩa là sau khi ông mất 4-50 năm, vua Lý Thái Tông tuân theo ý của Thượng đế do sứ giả nhà Trời truyền đạt, đã phong tước vương cho ông là “Hồng Thánh Đại Vương” (hay Hoằng Thánh đại vương”, chữ “Hồng” với nghĩa là “lớn”) trông coi việc sử kiện và sai hữu ty dựng đền ở phía tây nam kinh thành Thăng Long để “tuế thời cúng tế” – đó chính là Đền Lương Sử (còn gọi là Đình Lương Sử) – cũng gọi là “Đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng”, tại ngõ Lương Sử, phường Văn Chương, quận Đống Đa ngày nay.  Như vậy, ngôi Đền này được dựng trước khi xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám 23 năm, từ đó đến nay, qua nhiều biến động của lịch sử, mặc dù bị thu hẹp lại chỉ còn khoảng ¼, nhưng ngôi đền đó vẫn tồn tại trên vị trí được định đầu tiên. Thái úy Phạm Cự Lượng khi sống là quan đầu triều, sau khi chết lại là thần giữ nhiệm vụ đem lại sự công bằng, bình yên cho xã tắc! Chúng ta thật tự hào về tiền nhân của dòng họ mình!
Mộ Thái úy Phạm Cự Lượng. Ở khắp nước ta có nhiều nơi thờ Thái úy Phạm Cự Lượng. Ngoài Đình Lương Sử, đáng chú ý hơn cả là Đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng (Phạm Mậu Chuân) tại thôn Thị Lân, thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chính sử thì không ghi ông mất năm nào, còn các sắc phong ở các nơi thờ ông thì có một chút khác nhau. Hầu như các nơi đều ghi là ông mất năm 984 sau một trận sốt rét nặng, mà ngày nay ta gọi là sốt rét ác tính, ông không có hậu duệ. Nhưng tài liệu của Ban nghiên cứu Lịch sử tỉnh Ninh Bình thì lại nói rằng năm đó ông không chết mà đến năm 998, tức 14  năm sau ông mới mất do sét đánh. Điều đó cũng có phần phù hợp với chính sử vì Đại Việt Sử ký toàn thư có ghi rõ: tháng 10 năm 986 ông được Vua Lê Hoàn phong Thái úy, như vậy ông không thể mất năm 984 được. Cũng theo tài liệu này, thì sau năm 984 ông mang tên là Phạm Mậu Chuân. Sau khi ông mất, năm 998, con cháu đã chôn cất ông tại Gò Mả Hà, sau vì gò này có mả ông là “ông Quan” nên được gọi là Gò Mả Quan, thuộc xóm Mả Hà, xã Khánh Ninh ngày nay. Dân chúng vùng này gọi là “Mộ Quan Mòi”, “mộ thái úy Phạm Mậu Chuân”. Ngôi mộ này có một nét đặc biệt là được xây nổi trên mặt đất. Ông được thờ ngay tại Ngôi nhà mà ông đã xây dựng để thực hiện việc triều chính cùng Vua Lê tại Xóm Mòi. Khi Vua Lê mất, dân trong vùng cũng thờ Vua Lê Đại Hành tại ngôi nhà này, ngôi nhà đó sau được gọi là Đền Nội. Về sau do có những biến đổi về địa lý, hành chính, ngôi Đền được di chuyển đến thôn Thị Lân như hiện nay. Ngôi đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng này đã được công nhận Di tích LSVH ngày 11.2.2010 – tại đây ông được thờ với vai trò là vị Khởi Tổ của dòng họ Phạm ở vùng này. .
Chính vì thế, lâu nay không ai thấy mộ Phạm Cự Lượng. Theo thần phả và lời đồn, các cụ trong Ban Quản lý Di tích Đình Lương Sử đã vài lần về tận Bồ Sơn, Ninh Bình tìm mộ Ông mà không thấy, đó là nỗi niềm canh cánh bên lòng của các cụ ở Lương Sử. Sau khi BLL họ Phạm VN mà trực tiếp là BBT Bản tin nội tộc tìm hiểu, thấy tại Thị Lân có mộ Ông dưới tên Phạm Mậu Chuân, đã thông báo các cụ ở Lương Sử biết, đồng thời báo cho họ Phạm ở Yên Ninh biết có ngôi đền từ cổ xưa thờ Thái úy ở Lương sử – Hà Nội để hai nơi liên hệ với nhau, tìm hiểu kết nối. Thực ra, đây không phải là kết nối dòng họ vì tại Lương Sử không có họ Phạm gốc, trăm họ yêu quý Đức Thánh mà thờ phụng và chăm chút, gìn giữ Đền thờ chứ không phải là hậu duệ hoặc họ hàng, hơn nữa, tại đây mọi người vẫn cho rằng Hồng Thánh đại vương không có hậu duệ. Mặc dù thấy trong tiểu sử Thái úy ở Ninh Bình có đôi điều sai khác về đoạn cuối đời của Ngài (năm mất, ngày giỗ), nhưng các cụ trong Ban Quản lý cùng đệ tử của Đình Lương Sử vẫn có phần tin rằng vị thánh mà hai nơi đang thờ phụng có nhiều căn cứ để nói là một người. Và hậu duệ ông tại Yên Khánh, Ninh Bình từ đó cũng về hương khói ông tại Đình Lương Sử. Quan hệ giữa các cụ ở Lương Sử và họ Phạm ở Yên Ninh ngày càng thân thiết. Tổng Biên tập Bản tin Thông tin họ Phạm VN hết sức vui mừng vì điều này.
Ngày 6.10.2012 (tức 21 tháng 8 năm Nhâm Thìn),  gần 60 người gồm Ban Quản lý Di tích Đình Lương Sử, nhân dân làng Lương Sử xưa và phường Văn Chương ngày nay cùng các đệ tử của Đình đã về thăm mộ Ngài và bà con ở Thị trấn Yên Ninh. Phó Chủ tịch HĐ Toàn quốc- TBT Bản tin Thông tin Họ Phạm Việt Nam Phạm Thị Thúy Lan và Trưởng Ban Lễ tân HĐ Toàn quốc Họ Phạm VN Phạm Nghị cùng đi với đoàn. Cuộc thăm viếng và gặp gỡ thật cảm động. Nhiều vị đã không cầm được nước mắt khi tìm thấy Mộ Thánh mà lâu nay vẫn khao khát được thăm nom, lại xót xa khi thấy ngôi mộ xuống cấp và bị các ngôi mộ bên cạnh che khuất. Bà con bảo nhau tìm cách tu bổ tôn tạo lại ngôi mộ cho xứng với công lao và vị thế của Ngài. Một cuộc quyên góp được bà con tự nguyện tổ chức bắt đầu từ đó.
Ngày 17.3.2013,  có hai bà là đệ tử của Đình Lương Sử cung tiến 20 triệu cho việc tu sửa mộ Thánh  Đó là:
1/ Bà Phạm Thị Thùy Dương, ở số 240 phố Bạch Đằng, phường Chương Dương, q. Hoàn Kiếm, cung tiến 10 triệu đồng
2/ Bà Phạm Thị Mai Phương, P.206, Tập thể số 2, Hoàng Ngọc Phách, phường Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội, cung tiến 10 triệu đồng.
Ông Phạm Trọng Thi, hậu duệ của Thái úy Phạm Cự Lượng- Phạm Mậu Chuân, đã lên Đình Lương Sử nhận số tiền này, khi đó còn nhiều bà con góp thêm, đó là những đồng tiền đầu tiên từ Đình Lương Sử cùng những đóng góp công của của bà con ở Yên Ninh để ngày 5.4.2013 (tức 25 tháng 2 Quý Tỵ) khởi công tu tạo mộ Thái úy. Sau 52 ngày, đến 26.5.2013 (17 tháng 4 Quý Tỵ), ngôi mộ mới đã hoàn thành. Tới thời điểm khánh thành ngôi mộ, 52 bà con ở khu vực Lương Sử, kẻ ít người nhiều đã đóng góp tới hơn 45 triệu, trong  đó ngoài hai bà đã kể trên còn có ông Trần Trung Quang, góp 5 triệu đồng, ông Trần Văn Hoan 1 triệu…. Thật là những tấm lòng thơm thảo của trăm họ! Lễ khánh thành phần Mô diễn ra trong một ngày nắng nóng gay gắt, bà con từ Hà Nội về phần nhiều là cao tuổi, nhưng ai cũng thấy mát lòng khi nhìn thấy “Ngôi nhà mới” của Thánh đã khang trang, tuy chưa được rộng rãi như ý vì điều kiện chưa cho phép. Mọi người càng cảm thấy yên lòng hơn khi mình đã có ít nhiều đóng góp cho “ngôi nhà” đầy ý nghĩa đó!
Tại buổi Lễ khánh thành, cụ Nguyễn Đình Vinh, Thủ từ Đình Lương Sử đã thay mặt bà con từ Hà Nội về chúc mừng công trình đã hoàn thành, nói lên niềm vui của bà con trước sự kiện này. Cụ cũng nói sơ lược về quá trình xây dựng, tu bổ, sửa chữa, quản lý Đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng tại làng Lương Sử gần một ngàn năm qua, mong muốn có sự gắn bó hơn nữa giữa hai nơi thờ cúng Ngài. Ông Lại Văn Luân- P.Chủ tịch UBND thị trấn Yên Ninh, Trưởng Ban Quản lý Di tích Đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng tại Yên Ninh phát biểu cảm ơn sự quan tâm nhiệt tình của Ban Quản lý Đình Lương Sử và bà con nhân dân làng Lương Sử cùng đệ tử của Đình Lương Sử đã hết lòng đóng góp cùng nhân dân Yên Ninh tu bổ mộ Thái úy được như hôm nay và đã quản lý chăm sóc Đình Lương Sử, nơi thờ Thái úy từ bao năm nay.
Trong bữa thụ lộc, mọi người còn tiếp tục giao lưu vui vẻ như những người thân lâu ngày gặp lại.
Chúng ta thật vui mừng, bởi công đức của các vị tiền nhân không những đã góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước xưa kia mà còn lưu giữ và lan tỏa đến hôm nay để liên kết cháu con trăm họ gắn bó với nhau cùng hướng về cội nguồn và hoàn thành được những công việc có ý nghĩa cao cả mang tính giáo dục truyền thống sâu sắc.
Phạm Thúy Lan
 (Theo tin của HĐ Họ Phạm Ninh Bình.  Ảnh: PTL và Đinh Xuân Toàn)

Dưới đây là một vài hình ảnh về việc bà con Đình Lương Sử về thăm mộ Thái úy tại Yên Ninh năm 2012 và Lễ khánh thành tu bổ tôn tạo Mộ Thái úy Phạm Cự Lượng ngày 26.5.2013.
 
Thăm Đền thờ Thái úy Phạm Cự Lượng ngày 10.6.2012 (ảnh lưu niệm giữa đoàn BQL và bà con làng Lương Sử – Hà Nội với BQL và bà con họ Phạm Yên Ninh, Ninh Bình)
 Mộ Thái úy trước và sau khi trùng tu
 Cụ Nguyễn Đình Vinh, Thủ từ Đình Lương Sử phát biểu tại Lễ khánh thành
 Gia đình hai nhà tài trợ lớn (bà Phạm Thị Thùy Dương và Phạm Thi Mai Phương) cùng HĐGT họ Phạm Mậu, Phạm Trọng trước Phần mộ Thái úy mới được trùng tu

Nghè Đồn thôn Đụn, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách ,tỉnh Hải Dương

NGHÈ ĐỒN

1. Tên di tích: Nghè Đồn 
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 372-VH/QĐ ngày10/3/1994
5. Địa chỉ: thôn Đụn, xã Nam Hồng, huyện Nam Sách ,tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:

     Nghè Đồn thuộc thôn đụn (Đồn) xã Nam Hồng huyện Nam Sách , tỉnh Hải Dương . Nghè Đồn thờ danh tướng Đào Công Dung người đã có công giúp hai Bà Trưng giết giặc, cứu nước .Theo truyền thuyết đời Quang Vũ nhà đông hán (Trung Quốc) sau bao lần lăm le xâm lược nước ta , lần này sai Tô định sang nước ta làm Thái thú. Dưới thời Tô định đã biết bao người dân bị đàn áp, giết chóc. Trước cảnh nước mất nhà tan Hai Bà Trưng đã giấy cờ khởi nghĩa, dưới cờ khởi nghĩa của Hai bà nhân dân nhiệt tình hưởng ứng ,các anh hùng hào kiệt ở khắp nơi đều đến tụ nghĩa. Nghe tin ở đất Phong Châu có giặc, lúc ấy ở phường Hà Trung huyện Thanh Hà phủ Thiện Thiên trấn Ải Châu có gia đình họ Đào sinh hạ được năm ngừơi con trai khoẻ mạnh trí lực phi thường ,có tài thao lược, người cha tên đào Công Chung, người mẹ tên là Tạ Thị Phương sau khi nghe năm người con xin được đến đất Phong Châu cùng Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước  ông bà đồng ý .
Người con trai thứ nhất tên là: Đào Công Dung
Người con trai thứ hai tên là: Đào Công Tùng
Người con trai thứ ba tên là: Đào Công Mai
Người con trai thứ tư tên là: Đào Công Cúc
Người con trai thứ năm tên là: Đào Công Chúc
Đến đát Đồn Bối thuộc tổng Vạn tải huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách trấn Hải Dương cả năm ông đều xin nhập nghĩa quân của Hai bà Trưng, sau nhiều lần chiến đấu oanh liệt, trận cuối cùng tạiđồn bối năm ông đã anh dũng hy sinh. Ông Đào Công Dung hy sinh tại khu đồng thôn Đồn (Thôn đụn ngày nay). Sau khi chiến thắng giặc, đất nước giành được quyền tự chủ Hai Bà Trưng trở lại trận địa cũ ban cho dân làng Đồn Bối 300 quan tiền để mừng chiến thắng và làm lễ tạ, đồng thời bao phong cho năm vị là "Vạn cổ huyết thực" và giao cho thôn Đồn lập đền thờ ông Đào Công Dung , thôn Bối thờ bốn người em họ Đà , kế đó nhà vua đã phong tặng cho năm ông là : 
Ông Đào Công Dung là "Huyền thông thạch thần đại vương " 
Ông Đào Công Tùng là  "Ngô chấn thạch thần đại vương" 
Ông Đào Công Mai là " đại bi tự thạch thần đại vương " 
Ông Đào Công Cúc là " Đô ma phủ đại vương " 
Ông Đào Công Chúc là " Vi cốc thần đại vương " 
Từ đó năm vị đà trở thành thần hoàng làng đồn Bối , hằng năm cứ vào ngày 15 tháng giêng và ngày 10 tháng 2 âm lịch nhân dân hai làng tổ chức kỷ niệm ngày mất của 5 ông 
7. Hoạt động chăm sóc di tích: 
Hưởng ứng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trường THCS Nam Hồng đãnhận trước ban quản lí di tích tại địa phương chăm sóc ,vệ sinh khu di tích từ năm học 2008 - 2009. Thời gian qua nhà trường đã hoạt động bằng các việc làm cụ thể như sau : 
+ Cử luân phiên học sinh dọnvệ sinh trong khuôn viên khu di tích
+  Tưới , dọn cỏ ,chăm sóc cây xanh trong khuôn viên 
+ Tổ chức tuyên truyền công lao của năm vị anh hùng được thờ trong khu di tích , giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ ông, cha, ý thức bảo vệ khu di tích 
+ Trong các dịp lễ hội nhà trường cử học sinh tham ra các trò chơi dân gian như Kéo co , Bịt mắt bắt dê , bơi thuyền …
+ Đầu xuân hằng nămnhà trường phát động HS  ủng hộ cây xanh và tổ chức trồng cây trong khuôn viên khu di tích

GỐM, SỨ CỔ CHU ĐẬU

GỐM, SỨ CỔ CHU ĐẬU


1. Tên di tích: Khu vực sản xuất gốm, sứ cổ Chu Đậu.
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: KC
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quy định số 97 - QĐ ngày 21 tháng 01 năm 1992.
5. Địa chỉ: thôn Chu Đậu- xã Thái Tân- Nam Sách- Hải Dương
6. Thông tin về di tích.
       Khu di tích Chu Đậu được phát hiện vào năm 1983 tại thôn Chu Đậu- xã Thái Tân- Nam Sách- Hải Dương đã khai quật nghiên cứu 5 lần từ 1986-1991.
    - Ở khu di tích rộng tới 4 vạn m2 có các loại dụng cụ sản xuất đồ gốm như con kê, bao nung, bàn xoay, bàn in hoa văn cùng với vô số phế phẩm và các mảnh vỡ, đây là một trung tâm sản xuất gốm lớn ở nước ta vào thế kỉ XV-XVI.
    - Đồ gốm Chu Đậu tiếp tục truyền thống men ngọc, men nâu thời Lý Trần thế kỉ XII- XIV.
    - Việc phát hiện di tích gốm Chu Đậu làm sáng tỏ xuất sứ nhiều gốm cổ nước ta, trong đó có sưu tập gốm cổ có tên nghệ nhân Đặng Huyền Thông quê ở Chu Đậu.







7. Hoạt động chăm sóc di tích:
Tổ chức cho GV và HS thường xuyên lao động dọn vệ sinh và chăm sóc cây tại khu di tích.
Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thi tìm hiểu lịch sử di tích.
Tổ chức thắp hương và tham gia các hoạt động kỷ niệm hàng năm do địa phương tổ chức tại khu di tích

Một số hoạt động chăm sóc di tích:


8. Thông tin về trường:
    a. Họ và tên hiệu trưởng: Bùi Kim Thanh
        Điện thoại: 03203754847. Di động 0904402725
        Địa chỉ email:   Kimthanh229@yahoo.com.vn
    b. Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trần Quang Ngọc
        Điện thoại: 03206563570. Di động 0987129372
        Địa chỉ email: ngoct145@hotmail.com
    c. Địa chỉ trường: Trường THCS Thái Tân- xã Thái Tân- Nam Sách- Hải Dương

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013